Kết quả kiểm tra tỉ lệ phô

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thử nghiệm chuyển gen GFP trên gà (gallus gallus domesticus) sử dụng vector pt2 BH CVpf SB11 (Trang 61 - 62)

: Chiều mũi tên chỉ hướng tra mẫu 1 phôi, bổ sung puromycin với nồng độ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 KẾT QUẢ KIỂM TRA NỒNG ĐỘ TINH TRÙNG

3.2.1. Kết quả kiểm tra tỉ lệ phô

Tỉ lệ phôi sau khi tiến hành chuyển gen là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả chuyển gen. Chúng tôi tiến hành đồng thời hai phương pháp chuyển gen qua tinh trùng và vi tiêm vào trứng gà 0 giờ ấp. Sau 5 ngày ấp ở điều kiện nhiệt độ từ 37o

- 37,8oC, chúng tôi kiểm tra trứng xem cú phụi phát triển hay khơng. Kết quả thu được có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 phương pháp, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra tỉ lệ phôi Phương pháp Đợt TN Số trứng thu được (quả) Số trứng cú phôi (quả) Tỉ lệ phôi (%) SMGT Đợt 1 125 122 97,60 Đợt 2 75 72 96,00 Đợt 3 79 74 93,67 Vi tiêm Đợt 1 30 16 53,33 Đợt 2 28 24 85,71 Đợt 3 29 26 89,66

Như vậy chúng ta thấy rằng, tỉ lệ phôi của phương pháp SMGT cao hơn rất nhiều so với phương pháp vi tiêm. Tỉ lệ phơi trung bình của phương pháp SMGT là xấp xỉ 95,76% , trong khi đó tỉ lệ này ở phương pháp vi tiêm là 76,23%. Do đợt đầu tiến hành TN chúng tôi lấy tinh dịch của 5 gà trống TTNT cho 15 gà mái, tiến hành TTNT 3 lần/tuần, thu trứng từ ngày thứ 2 đến thứ 7 sau thụ tinh nên số trứng thu được là rất lớn, hai đợt SMGT sau, chúng

tôi lấy tinh dịch của 2 gà trống, tiến hành TTNT cho 7 gà mái nên số trứng thu được giảm đi. Trong khi đó, mỗi đợt tiến hành vi tiờm chúng tôi chỉ thu được từ 28 - 30 trứng, do mỗi đợt vi tiêm trên trứng phải tiến hành đồng thời rất nhiều thao tác địi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Do vậy, trong đợt đầu tiến hành, tỉ lệ phôi thu được chiếm 53,55%; những lần sau do có kinh nghiệm hơn nên tỉ lệ phôi đạt 85,71% ở lần tiến hành TN thứ hai; 89,66% ở đợt TN thứ ba (kết quả này cao hơn so với kết quả mở cửa sổ có vi tiêm (60%) đã được nghiên cứu trong luận văn cao học của ThS. Thân Thị Trang Uyên). Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với phương pháp SMGT, với tỉ lệ phôi ở các lần TN khá đồng đều và đạt lần lượt là 97,60%; 96,66%; 93,67%, tỉ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của ThS. Lê Thị Tuyết năm 2007 [13].

Như vậy, chúng ta thấy rằng tỉ lệ phôi khi sử dụng phương pháp SMGT cao hơn so với phương pháp vi tiêm.

Số trứng thu được của cả hai phương pháp chúng tôi chia làm hai lô: + Lô 1: tiến hành TN tách phôi 7 ngày ấp và nuôi cấy in vitro

+ Lô 2: tiếp tục ấp đến khi trứng nở.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thử nghiệm chuyển gen GFP trên gà (gallus gallus domesticus) sử dụng vector pt2 BH CVpf SB11 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)