Mô hình hoạt động của puromycin [59]

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thử nghiệm chuyển gen GFP trên gà (gallus gallus domesticus) sử dụng vector pt2 BH CVpf SB11 (Trang 30)

Puromycin kìm hãm sự sinh trưởng của rất nhiều tế bào Prokaryote và Eukaryote bằng cách can thiệp vào quá trình tổng hợp protein. Sự có mặt của Puromycin sẽ gây kết thúc sớm chuỗi polipeptide khi quá trình dịch mã đang

diễn ra trên ribosome. Một thành phần của Puromycin giống với đầu tận cùng 3’ của tARN vận chuyển axit amin vì thế nó có khả năng liên kết vào vị trí A của ribosome và làm ngừng quá trình dịch mã, giải phóng chuỗi polypeptide ngắn hơn bình thường (hình 1.19). Cơ chế chính xác của quá trình này cho đến nay vẫn chưa biết rõ nhưng vị trí 3’ chứa một liên kết amide thay cho liên kết este bình thường của tARN. Liên kết amide này làm cho phân tử khó bị thuỷ phân, từ đó khiến cho ribosome dừng hoạt động [54].

Trong sinh học tế bào, puromycin là nhân tố chọn lọc trong hệ thống nuôi cấy tế bào, cho phép chọn lọc và duy trì những tế bào biểu hiện gen kháng Puromycin. Liều lượng thích hợp để chọn lọc trong nuôi cấy tế bào là trong khoảng từ 10 - 100 g/ml. Mặc dù ở nồng độ thấp như 1 g/ml nó đó có thể gây chết tới 99% tế bào không có khả năng kháng puromycin chỉ sau 2 ngày sàng lọc [59],[65].

1.6. THỤ TINH NHÂN TẠO Ở GÀ

Thụ tinh nhân tạo (artificial insermination) là một tiến bộ kỹ thuật trong ngành chăn nuôi được áp dụng ở nước ta từ những năm 1960. TTNT là một phương pháp truyền giống tiên tiến do con người tiến hành để bộ phận sinh dục cái tiếp nhận được tinh dịch của con đực khụng thụng qua giao phối trực tiếp [1].

1.6.1. Lợi ích và khó khăn của TTNT

1.6.1.1. Lợi ích

* Cải thiện di truyền: Cho phép sử dụng rộng rãi những đực giống năng suất cao, từ đó cải thiện được năng suất các thế hệ đời sau. Cho phép sử dụng tinh dịch đông lạnh của những đực giống cao sản (thậm chí khi chúng đã chết). Bằng kỹ thuật TTNT có thể làm dễ dàng hơn việc kiểm tra năng suất qua đời sau trong những điều kiện về môi trường và quản lý khác biệt nhau.

* An toàn dịch bệnh:Không du nhập bệnh mới, khống chế được lây lan dịch bệnh thông qua giao cấu hoặc do tiếp xúc giữa đực và cái [1].

* Hạn chế những khó khăn hoặc nguy hiểm trong giao phối tự nhiên mà nguyên nhân thường từ phía con đực. Như: Ðực giống có thể trọng quá lớn so với con cái; đực giống hung dữ gây tổn thương cho con cái; đực giống bị què, đau chân không nhảy ôm được con cái... [1].

1.6.1.2. Khó khăn của TTNT

- Công tác TTNT đòi hỏi trình độ quản lý cao

- TTNT đòi hỏi xác định đúng thời điểm dẫn tinh để nâng cao tỉ lệ đẻ và số con sinh ra trong ổ. Ðể dẫn tinh đạt hiệu quả cao, cần phát hiện động dục 2 lần mỗi ngày.

- Nếu tinh dịch không pha loãng, chỉ nên sử dụng trong vòng vài giờ sau khi lấy tinh. Nếu dùng tinh dịch đông lạnh, tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra thường thấp hơn nhiều so với sử dụng tinh dịch tươi hoặc giao phối tự nhiờn

- Việc vệ sinh vô trùng và những phương tiện, thiết bị dùng trong TTNT cũng đòi hỏi những chớ phớ nhất định [1].

1.6.2. TTNT ở gà

TTNT ở gà phát triển muộn hơn so với ở gia súc. Đến năm 1986, người ta mới bắt đầu nghiên cứu TTNT ở gà.

TTNT giúp gia tăng tỉ lệ phối và sử dụng gà tốt trong thời gian dài hơn so với phối tự nhiên. Ngoài ra, việc TTNT giúp kiểm soát được tình hình chính xác gia phả của gà con thế hệ sau từ những quả trúng gà giống đã được đánh dấu và cho ấp nở cá thể.

Trước khi TTNT khoảng 3 tuần cần nuôi tách riêng con mái do tinh trùng gà có thể sống trong ống dẫn trứng khoảng 17 – 20 ngày.

Quy trình TTNT trên gà được thực hiện bởi chế độ lấy tinh và gieo tinh 2 lần/tuần. Việc lấy tinh gà 2lần/tuần tuy có ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch nhưng lại không ảnh hưởng tới hoạt lực và nồng độ tinh dịch. Tuy nhiên, sau khi lấy tinh trùng của gà cần phải tiến hành gieo ngay để không làm giảm hoạt lực của tinh dịch. Thời gian gieo tinh được tính bắt đầu sau khi gà đẻ hết

trứng trong ngày để trứng không ngăn cản đường đi của tinh trùng (sau 14h). Dụng cụ gieo tinh phải được vệ sinh hàng ngày và dùng riêng cho từng con giống. TTNT nên tiến hành liên tiếp trong 2 ngày của tuần đầu tiên và sau đó 3 ngày 1 lần [1].

1.7. KHÁI QUÁT VỀ NUÔI CẤY TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

Từ những năm cuối thế kỷ XIX các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu đưa ra những phương pháp bổ sung thờm cỏc nguyên tố vi lượng vào dung dịch muối để có thể duy trì sự sống cho những tế bào bên ngoài cơ thể. Đú chớnh là những bước thí nghiệm đầu tiên cho nghiên cứu nuôi cấy tế bào. Trong gần 40 năm trở lại đây, công nghệ nuôi cấy tế bào đã ghi nhận những bước tiến nhảy vọt [6].

Nuôi cấy tế bào là công cụ để nghiên cứu chức năng và cấu trúc của gen, lập bản đồ gen của các loài sinh vật, nghiờn cứu hoạt động của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây công nghệ chuyển gen động vật đã trở thành một hướng nghiên cứu đầy triển vọng cho công nghệ sinh học và nó hứa hẹn sẽ mang lại những ứng dụng to lớn cho đời sống [6].

Môi trường nuôi cấy tế bào gồm các thành phần sau: muối vô cơ, carbohydrate, acid béo, amino acid, vitamin, yếu tố vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng. Đối với tế bào động vật trong môi trường còn phải bổ sung thêm huyết thanh. Mỗi thành phần có chức năng khác nhau[8],[65].

1.8. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGUYÊN BÀO SỢI

Nguyên bào sợi có nguồn gốc từ những tế bào trung mô trong phôi thai và những tế bào nguyên bào sợi phân chia trong cơ thể trưởng thành. Nguyên bào sợi là loại tế bào thường gặp nhất trong các mô liên kết. Ngoài ra nguyên bào sợi có thể xuất phát từ những tế bào trung mô tiền thân được duy trì trong các mô liên kết trưởng thành [5],[65].

Dưới kính hiển vi điện tử thì nguyên bào sợi là những tế bào chưa trưởng thành, ít biệt hóa. Nguyên bào sợi thường có dạng hình thoi, ớt nhỏnh

ngắn, kích thước không quá 20 - 25 μm, nhân bầu dục hoặc có hình cầu, có một hoặc vài nhõn. Nhõn của nguyên bào sợi cô đặc được kéo dài theo trục tế bào. Bào tương ưa bazơ nhạt, lưới nội bào, ti thể phát triển và có ranh giới với chất ngoại bào không rõ rệt. Nguyên bào sợi có khả năng phân chia mạnh, tế bào có thể di động yếu do yếu tố vi sợi actin và myozin ở ngoại vi bào tương. Tế bào có những nhánh là chân giả dạng sợi (hình 1.20)[6],[65].

Hình 1.20: Hình dạng của một nguyên bào sợi gà điển hình [65].

Nguyên bào sợi gà hình thoi, ít tua ngắn, nhân hình elip và chứa rất nhiều vi sợi actin và myozin ở bào tương.

Nguyên bào sợi phân tán khắp nơi trong mô liên kết của cơ nơi chúng tiết ra chất nền ngoại bào một cách linh động giàu collagen.

Khi mô liên kết bị hủy hoại chúng gần như di chuyển vào trong vết thương, tăng sinh và tiết ra một lượng chất nền collagen rất lớn giúp cô lập đồng thời sửa chữa vết thương. Khả năng phát triển nhanh trên bề mặt của mô bị thương cũng như sự phát triển độc lập của chúng là lí do khiến chúng là loại tế bào dễ phát triển nhất trong môi trường nuôi cấy. Nguyên bào sợi là loại tế bào linh hoạt nhất trong mô liên kết bởi chúng khả năng có thể biệt hóa thành cỏc dũng tế bào khác nhau của họ mô này. Các tế bào này tổng hợp collagen, lưới, sợi elastic và glycosaminoglycan và glycoprotein của chất nền nội bào vô định hình. Các nguyên bào sợi như là những giá thể để cho các tế bào gốc bám vào để tăng trưởng [8],[65].

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thử nghiệm chuyển gen GFP trên gà (gallus gallus domesticus) sử dụng vector pt2 BH CVpf SB11 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)