Tình hình nghiên cứu ngộ độc thực phẩm do S.aureus trên thế giới và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo tại thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum (Trang 25)

Việt Nam

1.1.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới các vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chiếm khoảng 70% tổng số ca ngộ độc thực phẩm. Tại các nước châu Á, S.aureus là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc.

Ở châu Mỹ điển hình là Hoa Kỳ những vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu đều do S.aureus gây ra. Theo thống kê cho thấy từ 1972-1976 ngộ độc S.aureus chiếm 21,4% trong tổng số các vụ ngộ độc. Từ năm 1983-1987 con số này thấp hơn (chỉ 5,2%). Theo một thống kê mới nhất thì đến tháng 9 năm 2009 Hoa Kỳ cĩ 32 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến S.aureus chiếm 10,3% trong tổng số các vụ ngộ độc. Những phân tích gần đây cho thấy tại Hoa Kỳ hàng năm cĩ khoảng 48000 người tử vong vì MRSA (Methicillin resistant Staphylococcus aureus). Ước tính cĩ khoảng 19000 người Mỹ tử vong vì MRSA trong năm 2005.

Ở châu Á các vụ nhiễm S.aureus chủ yếu ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc và trong khu vực Đơng Nam Á.

Ở Trung Quốc trong năm 2008 đã xảy ra 1 vụ ngộ độc S.aureus ở trẻ em vì uống sữa bị nhiễm S.aureus. Cịn ở Nhật cũng đã cĩ 2 vụ ngộ độc S.aureus lớn vào tháng 8 năm 1955 làm ngộ độc hơn 1936 em học sinh tại 5 trường tiểu học ở Tokyo và tháng 6 năm 2006 làm 14780 người bị ngộ độc ở vùng Kansai. Nguyên nhân của 2 vụ ngộ độc này đều do họ đã uống sữa của tập đồn Snow cĩ nhiễm

S.aureus.

Trong khu vực Đơng Nam Á, 2 quốc gia cĩ tỷ lệ ngộ độc S.aureus cao là Indonesia và Philippines. Việt Nam cũng là một trong những nước cĩ tỷ lệ nhiễm S.aureus cao ở trong khu vực châu Á.

Cịn ở châu Âu thường nhiễm S.aureus từ các bệnh viện, tỷ lệ nhiễm

S.aureus chiếm 7% trong các vụ nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện. Trong các vụ nhiễm khuẩn huyết ở Anh, nhiễm khuẩn do MRSA chiếm đến 96%.

1.1.7.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam tình hình nhiễm S.aureus là rất đáng báo động. Năm 1974 tỷ lệ nhiễm S.aureus là 2% trong tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm thì đến năm 1995 con số này đã tăng lên 22%, năm 2004 lên đến 63%.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2006 xảy ra 35 vụ ngộ độc thức ăn trong cả nước. Trong 25 vụ ngộ độc tập thể thì cĩ 11 vụ xảy ra trong các trường học, trong đĩ cĩ 9 vụ là do nhiễm S.aureus. Đặc biệt cũng trong năm 2006 đã xảy ra 1 vụ nhiễm S.aureus ở trẻ em, điều tra cho thấy 2/6 trẻ bị sốc vacxin cĩ nhiễm S.aureus, khi xét nghiệm 5 người trong đội tiêm chủng thì cĩ 3 người bị nhiễm S.aureus.

Trong năm 2007 nước ta cĩ 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do nhiễm

S.aureus. Vào tháng 9 năm 2007 ở tỉnh Phú Thọ xảy ra 1 vụ ngộ độc tập thể, gần 100 học sinh tại trường mầm non Vĩnh Lại bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm

S.aureus. Vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, đáng chú ý là cả 2 vụ ngộ độc này đều xảy ra trong trường học do nhiễm S.aureus.

Trong năm 2009 cả nước cĩ 116 vụ ngộ độc thực phẩm trong đĩ cĩ 6 vụ do nhiễm S.aureus. Đáng chú ý vào tháng 7 năm 2009 tại tỉnh Hải Dương đã xảy ra 1 vụ ngộ độc tập thể do nhiễm S.aureus, số người bị ngộ độc trong vụ này lên tới 258 người. Từ đầu năm 2010 đến nay cả nước cĩ 67 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đĩ cĩ 5 vụ là do S.aureus gây nên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo tại thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)