Thực trạng về năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 39)

- Năng lực hoạt động thực tiễn

13. Xin Ông(Bà) cho biết mức độ quan tâm của mình đến các vấn đề dưới đây

2.3.5. Thực trạng về năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên

a. Phẩm chất chính trị

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được các cấp ủy đảng, các phòng, khoa chuyên môn của nhà trường thường xuyên triển khai quán triệt. Thông qua thực tiễn học tập và phấn đấu, ĐNGV nhà trường đã được nâng cao về trình độ giác ngộ chính trị "Hầu hết cán bộ đảng viên trong Đảng bộ có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất, đạo đức lối sống, có ý thức vươn lên" [12, tr.5]. Hiện nay số GV là đảng viên có 18 người, hầu hết được kết nạp tại trường, toàn thể GV của trường đều nói và làm theo quan điểm, chủ trương của Đảng, xây dựng và bảo vệ chế độ.

Về trình độ lý luận chính trị, số GV có trình độ cao cấp lý luận chính trị quá ít, chỉ có 01 GV (GV dạy chính trị); GV có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị là 39 GV, chiếm tỷ lệ cao nhất 84,78%; Không có trình độ lý luận chính trị là 06 GV và không có GV ở trình độ trung cấp lý luận chính trị. Do vậy nhà quản lý cần quan tâm, có kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận cho GV, giúp người GV thực sự có bản lĩnh, có thái độ đúng đắn, có niềm tin tuyệt đối vào quan điểm và chế độ chính trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

b. Năng lực sư phạm

Trường TCNHG luôn quan tâm tới việc chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho ĐNGV, do vậy 100% GV nhà trường đều có trình độ sư phạm.

Bảng 2.9: Tổng hợp trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên

Tổng số GV Tốt nghiệp các trƣờng, khoa sƣ phạm Đã bối dƣỡng NVSP NVSP dạy nghề NVSP bậc I Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 46 17 36,96 21 45,65 8 17,39

(Nguồn: Phòng KH-Đào tạo và phòng HC-Tổng hợp trường TCNHG)

Đối với GV tốt nghiệp không thuộc các chuyên ngành sư phạm, hàng năm nhà trường đều tổ chức mở lớp bồi dưỡng NVSP bậc I, NVSP dạy nghề cho GV chưa được bồi dưỡng. Ngoài ra nhà trường còn cử GV tham gia các đợt tập huấn nghiệp vụ do Tổng cục Dạy nghề tổ chức. Số GV tốt nghiệp các trường sư phạm hoặc các chuyên ngành sư phạm tương đối ít nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sư phạm của ĐNGV. Bảng 2.9 cho thấy: Có 17 GV tốt nghiệp các trường sư phạm, chiếm 36, 96%, tập trung chủ yếu ở 2 khoa: Khoa Điện là 7/7 GV đạt 100%; khoa Cơ khí - Động lực là 5/8 GV đạt 62,5%.

Trong những năm học qua, đã có một số GV có kỹ năng sư phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập. Tại Hội giảng GVDN toàn quốc, nhà trường có 5 GV được tham gia thì 4 GV đạt giải khuyến kích. Qua Hội giảng, GV đã được học tập kinh nghiệm và phương pháp sư phạm, khai thác tài liệu đa phương tiện nâng cao chất lượng dạy học.

Tuy nhiên còn một bộ phận GV vẫn duy trì "nếp" dạy truyền thống "đọc chép", chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, chưa khai thác có hiệu quả được các phương tiện, trang thiết bị và đồ dùng cho dạy học. Một số GV còn mang tư tưởng thờ ơ, xem thường việc nâng cao năng lực sư phạm, khả năng sử dụng các phương tiện và công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

trong dạy học luôn luôn phát triển và đổi mới. Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 4/2010, có 10 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì có 09 phiếu đánh giá năng lực sư phạm của GV ở mức trung bình, có 01 phiếu đánh giá là tốt.

Như vậy, nhà quản lý cần quan tâm đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng ĐNGV nhằm không ngừng nâng cao năng lực sư phạm, khai thác có hiệu quả các phương tiện, điều kiện, kỹ thuật, thiết bị dạy học, ứng dụng có hiệu quả công nghệ dạy học.

c. Năng lực hoạt động giáo dục

Trong nhà trường, công tác quản lý giáo dục rất quan trọng nó được thực hiện từ người Hiệu trưởng cho đến các GV. Đối với người GV chủ nhiệm lớp: "Là người thay mặt Ban Giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của một lớp học sinh, một tập thể, một đơn vị hành chính của một trường học" [13, tr.5]. Theo nhận xét của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường các hoạt động giáo dục HS được thực hiện thường xuyên. Một số GV đã thực sự làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục và quản lý HS.

Bên cạnh đó, có một số GV vẫn chưa nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lý giáo dục HS, bàng quan và thờ ơ với nhiệm vụ giáo dục HS, chưa thực sự sâu sát với HS, chưa có biện pháp để giúp HS phấn đấu vươn lên, còn để sảy ra HS thiếu ý thức trong học tập, sinh hoạt, vi phạm quy chế đối với nhà trường. Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 4/2010 có 10 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì có 01 phiếu đánh giá năng lực hoạt động giáo dục của GV là yếu, 07 phiếu đánh giá là trung bình, có 02 phiếu đánh giá là tốt. Trong thời gian tới, nhà quản lý cần quan tâm bồi dưỡng kiến thức quản lý, giáo dục cho GV, đặc biệt là những GV mới tuyển dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

d- Năng lực nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng

- Hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường và đã được một số GV thực hiện. Đối với chường trình đào tạo nghề hiện nay rất đa dạng, phong phú và luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, một số GV của nhà trường đã tham gia xây dựng các chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp và sơ cấp trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động-TB&XH. Một số GV tham gia chế tạo thiết bị dạy nghề tự chế để khắc phục thiếu thiết bị trong giảng dạy, xây dựng đề án vườn ươm các giống cây trồng. Tuy nhiên, ĐNGV nhà trường có trình độ còn hạn chế, luôn phải dành thời gian cho dạy học và đi học để nâng cao trình độ nên công tác NCKH của GV chưa được quan tâm. Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 4/2010 có 10 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì có 01 phiếu đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của GV là rất kém, 05 phiếu đánh giá là yếu, 04 phiếu đánh giá là trung bình. Do vậy, năng lực NCKH của GV rất hạn chế, chưa có GV nào tham gia các đề tài khoa học cấp Tỉnh và cấp Nhà nước.

- Thực tiễn phát triển khoa học kỹ thuật và dạy nghề luôn đòi hỏi mỗi GVDN phải tự giác học tập, tự bồi dưỡng. Một số GV luôn có ý thức trong học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của ĐNGV nhà trường vẫn chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có cơ chế chính sách cụ thể nhằm khuyến kích GV nên năng lực tự bồi dưỡng của GV nhà trường còn thấp, hiệu quả chưa cao. Nhà quản lý cần phải quan tâm, chăm lo xây dựng, tạo môi trường và cơ chế phù hợp khuyến khích ĐNGV nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng

* Đánh giá chung ĐNGV về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, theo kết quả khảo sát đối với 10 cán bộ quản lý cho thấy tỷ lệ trung bình ở các mức độ là: Tốt là 21,2%; khá là 27,3%; trung bình là 42,7% và kém là 8,8%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)