Năng lực nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 42)

- Hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường và đã được một số GV thực hiện. Đối với chường trình đào tạo nghề hiện nay rất đa dạng, phong phú và luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, một số GV của nhà trường đã tham gia xây dựng các chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp và sơ cấp trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động-TB&XH. Một số GV tham gia chế tạo thiết bị dạy nghề tự chế để khắc phục thiếu thiết bị trong giảng dạy, xây dựng đề án vườn ươm các giống cây trồng. Tuy nhiên, ĐNGV nhà trường có trình độ còn hạn chế, luôn phải dành thời gian cho dạy học và đi học để nâng cao trình độ nên công tác NCKH của GV chưa được quan tâm. Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 4/2010 có 10 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì có 01 phiếu đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của GV là rất kém, 05 phiếu đánh giá là yếu, 04 phiếu đánh giá là trung bình. Do vậy, năng lực NCKH của GV rất hạn chế, chưa có GV nào tham gia các đề tài khoa học cấp Tỉnh và cấp Nhà nước.

- Thực tiễn phát triển khoa học kỹ thuật và dạy nghề luôn đòi hỏi mỗi GVDN phải tự giác học tập, tự bồi dưỡng. Một số GV luôn có ý thức trong học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của ĐNGV nhà trường vẫn chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có cơ chế chính sách cụ thể nhằm khuyến kích GV nên năng lực tự bồi dưỡng của GV nhà trường còn thấp, hiệu quả chưa cao. Nhà quản lý cần phải quan tâm, chăm lo xây dựng, tạo môi trường và cơ chế phù hợp khuyến khích ĐNGV nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng

* Đánh giá chung ĐNGV về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, theo kết quả khảo sát đối với 10 cán bộ quản lý cho thấy tỷ lệ trung bình ở các mức độ là: Tốt là 21,2%; khá là 27,3%; trung bình là 42,7% và kém là 8,8%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

2.3.6. Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên

2.3.6.1. Mặt mạnh

- Trình độ chuyên môn được đào tạo: Đa số GV của nhà trường có trình độ ĐH, CĐ, có nhiều GV đã tốt nghiệp các trường sư phạm và sư phạm kỹ thuật. Số GV có trình độ CNKT là những GV dạy thực hành lái xe ô tô. Như vậy về trình độ của GV nhà trường hiện có phù hợp về tiêu chuẩn trình độ đào tạo của GVDN theo quy định.

- Trình độ tin học: Đa số GV có trình độ tin học từ A trở lên, chiếm 89,5%. 100% GV sử dụng được máy vi tính trong soạn giáo án và biên soạn tài liệu. Một số GV đã ứng dụng tốt CNTT trong dạy học, chiếm 35% trong tổng số GV.

- Về tuổi đời: ĐNGV của trường có tuổi đời rất trẻ, độ tuổi trung bình là 31 tuổi; GV có độ tuổi cao nhất từ 41-50 tuổi là 3 GV, chiếm 6,52%; không có GV ở độ tuổi trên 50 tuổi. Đây là một thuận lợi cho việc phân công bố trí công việc, đào tạo bồi dưỡng, thuận lợi trong việc tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy.

- Về giới tính: Đa số GV là nam giới, chiếm 78,26% tổng số GV, họ có điều kiện thuận lợi về thời gian, sức lực cho học tập, rèn luyện, nghiên cứu nâng cao năng lực về mọi mặt nhằm phục vụ ngày một tốt hơn trong công tác.

- Về phẩm chất: Toàn thể GV của trường đều có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất, đạo đức lối sống, có ý thức vươn lên. Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập, trong công tác và cuộc sống, GV tâm huyết với nghề dạy học. Có 18 GV là đảng viên chiếm 39,1%.

- Về năng lực của giáo viên: Có 04 GV đạt giải khuyến khích tại Hội giảng GVDN toàn quốc; Một số GV luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

thức tự lực, tự học hỏi để nâng cao trình độ về chuyên môn, quản lý và giáo dục HS.

2.3.6.2. Mặt yếu

- Số lượng giáo viên: Số GV hiện có, lực lượng còn quá ít so với số lượng HS, theo tỷ lệ trung bình 15 HS/1 GV nhà trường còn thiếu 32 GV; GV dạy các môn văn hóa phổ thông thiếu 7 GV. Hầu hết GV phải dạy vượt quá số giờ quy định, thời gian dành cho học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động đối với GV hầu như không có. Vấn đề này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả trong đào tạo.

- Cơ cấu GV chưa được cân đối giữa các khoa, ngành nghề chuyên môn. Tỷ lệ HS/GV ở một số khoa quá cao so với tỷ lệ trung bình, nổi bật là khoa CNTT tỷ lệ 51 HS/1 GV, còn thiếu 9 GV; khoa Nông -Lâm nghiệp 52 HS/1 GV, còn thiếu 17 GV; khoa Điện 37 HS/1 GV, còn thiếu 4 GV. Khoa Xây dựng, mặc dù nhu cầu học nghề ở ngành này ở tỉnh là rất lớn nhưng đến nay nhà trường vẫn chưa tuyển dụng được GV.

- Trình độ chuyên môn của GV trong nhà trường tuy phù hợp với chuẩn đào tạo theo quy định song còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết đó là: Trình độ chung của GV chưa cao, chưa ngang tầm với sự phát triển của nhà trường. GV ở trình độ ĐH lại hạn chế về kỹ năng dạy thực hành nghề. GV có trình độ thạc sĩ trở lên hiện nay chưa có (có 4 GV đang đi học).

- Trình độ ngoại ngữ, tin học: Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, trong NCKH của GV rất hạn chế. Kiến thức ngoại ngữ hầu như không được tích lũy thêm mà dần mất đi do ít sử dụng và không sử dụng. Vẫn còn GV chưa có trình độ ngoại ngữ và tin học từ A trở lên, khả năng khai thác và ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế chiếm 65%.

- Phần lớn GV mới vào nghề, thâm niên công tác chưa nhiều, kinh nghiệm giảng dạy và NCKH còn ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

- Về lý luận chính trị, hầu hết GV chưa có trình độ từ trung cấp trở lên. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và những hệ thống lý luận chính trị vào thực tiễn.

- Năng lực của GV: Số GV đáp ứng được công tác giảng dạy tích hợp, dạy theo mô đun còn quá thấp. Nhiều GV chậm và chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa thực sự có tính sáng tạo trong lao động. Qua khảo sát có 90% cán bộ quản lý được hỏi ý kiến đánh giá năng lực sư phạm của ĐNGV ở mức trung bình. Nhiều GV chưa xây dựng phát triển được chương trình, biên soạn giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, chất lượng chưa cao. Không ít GV còn chưa thực sự khai thác và sử dụng có hiệu quả các vật tư, đồ dùng, phương tiện, thiết bị cho dạy học và NCKH. Việc ứng dụng các công nghệ trong dạy học của GV còn hết sức hạn chế, nhiều GV chưa chưa sử dụng giáo án điện tử.

Năng lực hoạt động giáo dục, quản lý HS, năng lực NCKH và tự bồi dưỡng của ĐNGV còn rất hạn chề. Nhiều GV chưa nắm chắc cơ sở, phương pháp nghiên cứu khoa học, chưa có GV tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Tỉnh trở lên.

2.3.6.3. Nguyên nhân tồn tại:

- Biên chế GV được Tỉnh giao hàng năm ít, chưa phù hợp với sự gia tăng về số lượng tuyển sinh; Số GV là người địa phương hầu như không có, số khác lại vào làm ở các cơ quan có thu nhập cao hơn; chưa thu hút được người có trình độ cao và GV miền xuôi lên miền núi công tác;

- Việc quy hoạch ĐNGV chưa phù hợp nên cơ cấu ĐNGV chưa cân đối, trình độ chung của GV còn thấp.

- Chưa có GV khoa Xây dựng do tiền lương và chế độ đãi ngộ chưa đủ sức thu hút sinh viên tốt nghiệp ở chuyên ngành này vào trường làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

- Là một tỉnh miền núi, kém phát triển, điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, giao tiếp với người nước ngoài hầu như không có nên đã ảnh hưởng lớn đến trình độ, năng lực ngoại ngữ của ĐNGV.

- Trính độ, năng lực ĐNGV còn hạn chế là do:

+ GV ngại đổi mới về phương pháp dạy học, nhà trường chưa thực sự tạo nên phong trào đổi mới và sáng tạo trong lao động đối với GV. Tinh thần trách nhiệm của GV chưa cao trong việc khai thác và sử dụng các phương tiện, vật tư, đồ dùng, thiết bị dạy nghề. GV chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng các công nghệ dạy học. Đầu tư về thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học của nhà trường còn hạn chế.

+ GV chưa có kinh nghiệm, hạn chế về thời gian, được trang bị kiến thức trong quản lý và giáo dục HS còn ít.

+ Công tác quản lý chuyên môn của các khoa, tổ bộ môn còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, đôn đốc nên chưa tạo được hệ thống động lực để phát huy tiền năng trí tuệ trong ĐNGV.

+ ĐNGV trực tiếp giảng dạy luôn phải dành hết thời gian cho giảng dạy và chăm lo đời sống gia đình nên thời gian dành cho việc học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và NCKH hầu như không có;

- Do nhà trường mới thành lập, GV còn phải dành nhiều thời gian cho các hoạt động liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng các nội quy và quy chế của nhà trường ...

2.4. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng Trung cấp Nghề tỉnh Hà Giang trƣờng Trung cấp Nghề tỉnh Hà Giang

2.4.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch giai đoạn 2006-2010

Kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường trong giai đoạn này chưa mang tính chiến lược, quy hoạch chưa đồng bộ và chưa cân đối, dự báo không sát với thực tiễn cần phát triển ĐNGV. Qua khảo sát, có 60 % cán bộ quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

đánh giá công tác phát triển ĐNGV trường TCNHG chỉ là biện pháp tình thế; 20% đánh giá là có kế hoạch; 10% đánh giá là có biện pháp chiến lược và 10% đánh giá là không liên tục, manh mún, bị động.

2.4.1.1. Mục tiêu quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

- Thực hiện tuyển dụng ĐNGV theo biên chế và hợp đồng dài hạn đạt trình độ và tiêu chuẩn GVDN nhằm đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng công tác đào tạo của nhà trường;

- Đào tạo, bồi dưỡng GV để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, NVSP và năng lực cho ĐNGV;

- Phấn đấu đến năm 2010, ĐNGV nhà trường đạt tiêu chí GV trường cao đẳng nghề.

2.4.1.2. Các nội dung thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên

Việc phát triển ĐNGV được nhà trường tổ chức hàng năm trên cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất của các khoa, tổ bộ môn, của các phòng chức năng, Hội đồng nhà trường xem xét xây dựng kế hoạch phát triển giáo viên của nhà trường.

- Hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch xin biên chế GV và thực hiện tuyển dụng GV theo nhu cầu sử dụng. Năm 2006 nhà trường có tổng số 26 GV trong biên chế. Đến năm 2010 nhà trường tuyển dụng được tổng số 46 GV (trong biên chế 38 GV, hợp đồng dài hạn 08 GV) tăng 20 GV so với năm 2006.

- Tạo điều kiện, cử GV đi học nâng cao trình độ: Đi học đại học, cao học.

- Mở 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I ; mở 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dạy nghề cho các GV của trường, GV các trung tâm Dạy nghề và nguồn dự tuyển GVDN tham gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

- Cử GV đi học tập kinh nghiệm ở các trường khác.

- Hàng năm nhà trường tổ chức Hội giảng GVDN, tổ chức thăm lớp dự giờ theo học kỳ và đột xuất; hàng tháng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn.

2.4.2. Công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên

- Công tác tuyển dụng là việc làm thường xuyên của nhà trường, trên cơ sở nhu cầu GV của các khoa và chỉ tiêu biên chế của tỉnh giao cho nhà trường hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng.

Nhà trường đã thành lập hội đồng tuyển dụng cán bộ - GV, Hội đồng này có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc tuyển dụng cán bộ - GV đảm bảo theo tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật lao động.

Tuy nhiên công tác tuyển dụng có những bất cập như: Số lượng GV giữa các khoa so với học sinh của các khoa chưa cân đối; tuyển dụng GV ở trình độ cao đẳng còn nhiều; chất lượng GV mới tuyển dụng có những hạn chế đáng kể, không ít GV mới tuyển dụng còn hạn chế về năng lực chuẩn bị bài giảng, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng thực hành nghề, và một số phẩm chất mà người GV cần có.

- Nhà trường đã phân công, bố trí GV dạy đúng ngành nghề và theo đúng trình độ được đào tạo. Đối với các môn lý thuyết nghề, trường bố trí những GV có trình độ ĐH thực hiện giảng dạy. Đối với những môn thực hành nghề, trường bố trí cả GV có trình độ ĐH và CĐ thực hiện giảng dạy. Toàn bộ GV có trình độ CNKT được bố trí giảng dạy lái xe ô tô. Do thiếu GV, nhà trường phải bố trí GV giảng dạy liên tục ở nhiều lớp nên hầu hết GV đều dạy vượt số giờ tiêu chuẩn, một số GV đã phải dạy vượt quá mức vượt cho phép nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

- Công tác đào tạo đã được sự quan tâm của tập thể, Ban giám hiệu nhà trường đã luôn động viên GV, tạo các điều kiện về thời gian và hỗ trợ về tài chính cho GV đi học. Đối tượng được cử đi đào tạo ĐH là những GV dạy thực hành, có trình độ CĐ; nơi GV đến học ĐH là các trường ĐHSPKT Nam Định, ĐHSPKT Hưng yên, ĐHSP I Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên và các trường ĐH chuyên ngành khác. Đến nay, nhà trường đã có 04 GV đi học cao học, 12 GV đi học ĐH.

Công tác đào tạo đối với GV trong thời gian qua được sự ủng hộ động viên rất lớn của toàn thể cán bộ, GV nhà trường. Do đã cử nhiều GV đi học ĐH và cao học, nên trình độ GV và chất lượng GV của nhà trường đã nâng lên, góp phần đắc lực vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, công tác đào tạo trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự khoa học và còn mang tính tình thế, việc cử GV đi học để đạt chuẩn và vượt chuẩn, nhà trường chưa có kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng khoa, tổ mà

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)