Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng Trung cấp

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 58)

- Năng lực hoạt động thực tiễn

3.3.Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng Trung cấp

13. Xin Ông(Bà) cho biết mức độ quan tâm của mình đến các vấn đề dưới đây

3.3.Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng Trung cấp

Nghề tỉnh Hà Giang theo hƣớng chuẩn hóa

3.3.1. Giải pháp 1: Rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa

* Mục tiêu và ý nghĩa

- Xác định cụ thể tỷ lệ GV/HS (quy đổi) , số lượng GV thừa hoặc thiếu so với chuẩn hóa; xác định được cơ cấu ĐNGV, phân loại ĐNGV theo từng trình độ, phẩm chất, năng lực và các kỹ năng so với chuẩn hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

- Giúp nhà quản lý xác định được chất lượng của ĐNGV hiện có để từ đó xây dựng các kế hoạch và giải pháp đáp ứng về số lượng, cân đối về cơ cấu, chuẩn hóa và nâng cao về trình độ, phẩm chất, năng lực cho ĐNGV; giúp cho từng cá nhân GV thấy rõ mình đang ở trình độ nào, có phẩm chất và năng lực thế nào so với chuẩn hóa từ đó có nhận thức đúng đắn và quyết tâm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để đạt chuẩn.

* Nội dung

- Xác định chuẩn đối với GVDN:

Chuẩn nghề nghiệp GVDN về cấp Nhà nước là văn bản pháp quy do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành và được áp dụng trong cả nước. Đây là một vấn đề lớn cần có sự nghiên cứu công phu của tập thể các nhà khoa học và quản lý giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong khuôn khổ nghiên cứu cá nhân, đề tài chỉ nêu lên những đề xuất định hướng xây dựng chuẩn GVDN trên cơ sở nghiên cứu định hướng phát triển của trường TCNHG, các tài liệu trong và ngoài nước, ý kiến của một số cán bộ quản lý, ý kiến của GV trường TCNHG, các tiêu chí đã được quy định tại: Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, quy định đối với nhà giáo; Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006, quy định đối với GVDN; Quyết định số 48/2002/QĐ TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010; Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên day nghề; Hệ thống tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề (Ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Theo đó, chuẩn đối với GVDN theo tiêu chí trường cao đẳng được xác định với các tiêu chí:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

+ GV Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; + GV có lý lịch bản thân rõ ràng;

+ Số lượng GV đạt tỷ lệ trung bình 15HS/1GV (quy đổi);

+ Cơ cấu số lượng, trình độ, năng lực cân đối giữa các khoa, tổ bộ môn; + GV dạy trình độ sơ cấp nghề phải có trình độ từ trung cấp trở lên; + GV dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề phải có trình độ ĐH trở lên, trong đó 15% có trình độ sau ĐH;

+ GV đã tốt nghiệp các chuyên ngành ngoài sư phạm phải được bồi dưỡng NVSP dạy nghề và phải đạt chuẩn về kỹ năng thực hành nghề theo quy định;

+ GV đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, tin học, ngoại ngữ theo quy định (năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học, năng lực NCKH gắn với chuyên môn và cải tiến phương pháp dạy học ...)

+ GV tham gia các hoạt động phổ biến thông tin và chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tế.

Trên cơ sở các tiêu chí chuẩn đối với GVDN đã xác định, Hiệu trưởng nhà trường thông qua Hội đồng trường xem xét và quyết định ban hành. Tổ chức thông báo rộng rãi những tiêu chuẩn GVDN đến toàn thể cán bộ, GV nhà trường.

- Tổ chức rà soát:

Trên cở sở các tiêu chuẩn đối với GVDN đã được quy định, Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ cho phòng Tổng hợp - Hành chính chủ trì phối hợp với phòng Kế hoạch - Đào tạo, với các khoa và tổ bộ môn xây dựng và thực hiện kế hoạch rà soát đối với toàn bộ đội ngũ GVDN của trường.

+ Rà soát về trình độ và cơ cấu trình độ: Căn cứ vào hồ sơ cán bộ, GV do phòng Hành chính - Tổng hợp của nhà trường quản lý để rà soát phân loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

trình độ đối với từng GV ở từng trình đào tạo nghề; rà roát về cơ cấu trình độ của các khoa, tổ bộ môn; rà soát về lý lịch GV.

Trên cơ sở phân tích thực trạng tại chương 2 cho thấy: Số GV ở trình độ CĐ là 15 GV (trong đó đã có 13 GV đang đi học ĐH), số GV ở trình độ CNKT là 06 GV và chưa có GV có trình độ sau ĐH (hiện tại có 04 GV đang học thạc sĩ); có 05 GV ở trình độ ngoại ngữ dưới A, 03 GV ở trình độ tin học dưới A; có 45 GV ở trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở xuống; có 21 GV tốt nghiệp các trường ngoài sư phạm, chưa được bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề; có 08 GV chưa được bồi dưỡng NVSP dạy nghề. Đây là toàn bộ số giáo viên nhà trường cần phải thực hiện đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn

+ Rà soát về số lượng và cơ cấu số lượng: Trên cơ sở số lượng GV và HS quy đổi, căn cứ vào tỷ lệ trung bình 15HS/1GV để xác định số lượng GV thừa hoặc thiếu, cơ cấu về số lượng GV cân đối hoặc không cân đối với số HS giữa các khoa, tổ bộ môn; riêng số lượng GV dạy các môn văn hóa phổ thông "Mỗi lớp được bố trí không quá 2,25GV" [20, tr.3]; số lượng GV dạy thực hành lái xe ô tô hạng B = số đầu xe ô tô trong cấp phép lưu lượng đào tạo, hạng C = số đầu xe ô tô trong cấp phép lưu lượng đào tạo x 2.

Theo kết quả phân tích thực trang tại chương 2: Số lượng GV hiện tại thiếu rất nhiều, tổng GV dạy trung cấp nghề còn thiếu là 32GV và mất cân đối giữa các khoa (Khoa CNTT thiếu 09 GV; khoa Điện thiếu 04 GV; khoa Nông-Lâm nghiệp thiếu 17 GV; bộ môn Giáo dục quốc phòng thiếu 02 GV); khoa Xây dựng chưa tuyển dụng được GV; GV dạy các môn văn hóa phổ thông thiếu 07 GV.

+ Rà soát về năng lực và phẩm chất GV: Tổ chức tiến hành thực hiện kế hoạch dự giờ giảng kết hợp với kiểm tra toàn bộ hồ sơ chuyên môn của GV trong giảng dạy, giáo dục, trong hoạt động tự bồi dưỡng, trong sinh hoạt chuyên môn, trong NCKH ...; thông qua tự đánh giá của cá nhân GV về phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

61

chất chính trị, đạo đức lối sống và thông qua đánh giá của khoa, tổ bộ môn và hội đồng trường đối với từng GV. Trên cơ sở đó đánh giá, phân loại về năng lực và phẩm chất đối với từng GV để đề xuất biện pháp và nội dung bồi dưỡng, bố trí công việc thích hợp.

Qua nghiên cứu thực trạng về năng lực và phẩm chất của ĐNGV trường TCNHG tại chương 2 cho thấy: Toàn thể GV của trường đều có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất, đạo đức lối sống, có ý thức vươn lên. Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập, trong công tác và cuộc sống, GV tâm huyết với nghề dạy học. Tuy nhiên năng lực của ĐNGV có nhiều hạn chế như năng lực NCKH, năng lực ngoại ngữ, năng lực giáo dục, năng lực sử dụng các vật tư thiết bị, kỹ năng thực hành nghề ...

3.3.2. Giải pháp 2: Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

* Mục tiêu

Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý phát triển đội ngũ GVDN đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang và đất nước;

Về số lượng: Đảm bảo cân đối, đủ số lượng GV ở các bộ môn, các khoa; khắc phục được tình trạng GV thiếu và mất cân đối ở các khoa hiện nay, GV phải dạy vượt số giờ tiêu chuẩn quá nhiều.

Vế chất lượng: Tiến tới tất cả GV đều đạt và vượt chuẩn, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; nâng cao năng lực NCKH, năng lực giảng dạy, giáo dục; kỹ năng sư phạm, kỹ năng thực hành nghề cho GV...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

Lập quy hoạch, kế hoạch là một quá trình nhằm xác định, đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu, tạo cơ sở để phân phối nguồn lực một cách hiệu quả. Việc lập quy hoạch, kế hoạch khoa học sẽ làm tăng sự ổn định đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và các nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài, khả năng ứng phó với các khó khăn, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, đồng bộ để dẫn đến kết quả tối ưu với sự hao tổn nguồn lực thấp nhất.

* Nội dung

Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của nhà trường, khảo sát, xem xét phân tích đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường; trên cơ sở rà soát đánh giá ĐNGV hiện có để quy hoạch ĐNGV nhà trường trong cả giai đoạn và xây dựng kế hoạch phát triển GV cho từng năm học phù hợp với yêu cầu phát triển nhà trường.

Trong quá trình quy hoạch luôn chú ý đến tính cân đối, hợp lý của ĐNGV, vừa phải bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ giảng dạy trước mắt, vừa phải bảo đảm nhiệm vụ giảng dạy lâu dài phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của nhà trường. Việc quy hoạch ĐNGV phải phù hợp với quy mô về số lượng HS, SV, quy mô ngành nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch ĐNGV, trước hết cán bộ quản lý nhà trường phải có tầm nhìn chiến lược, có những dự đoán, dự báo chính xác, khách quan với xu thế phát triển. Phải tiến hành tốt công tác dự báo cho từng giai đoạn về quy mô đào tạo, số lượng học sinh của từng hệ đào tạo, ngành đào tạo, nghề đào tạo và lớp đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực ... Do vậy cần phải trang bị cho cán bộ quản lý nghiệp vụ về quản lý và phương pháp nghiên cứu một cách khoa học.

Theo nghiên cứu thực trạng ở chương 2, điều cần được đặc biệt quan tâm hiện nay đối với ĐNGV của nhà trường là vấn đề số lượng. Để duy trì đủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

và ổn định số lượng GV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, đó là mục tiêu của sự cân bằng động giữa số lượng GV với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường ở từng thời điểm, từng bộ môn, từng chuyên ngành đào tạo. Đảm bảo cho GV vừa hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy, vừa có điều kiện để tham gia NCKH, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực thực hiện.

- Về số lượng ĐNGV: Phải xây dựng được một quy hoạch tổng thể ĐNGV của nhà trường trong giai đoạn, đây là lực lượng nòng cốt quyết định đến sự nghiệp dạy nghề của nhà trường, do vậy phải chú ý đến tính đủ, cân đối và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn. Việc quy hoạch ĐNGV cần đặt ra mục tiêu cụ thể trong từng thời gian nhất định, quy hoạch phải phù hợp với quy mô về số lượng HS, SV, quy mô ngành nghề đáp ứng yêu cầu xã hội và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Về chất lượng ĐNGV: Phải đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, phải có phẩm chất đạo đức và chính trị, có năng lực ngoại ngữ và tin học, có năng lực NCKH, có năng lực sư phạm và kỹ năng nghề tương ứng ... Đặc biệt trình độ chuyên môn của ĐNGV phải được quan tâm hàng đầu để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Cần thực hiện theo các tiêu chuẩn về chuyên môn, về năng lực, về phẩm chất và phải tiến hành theo kế hoạch. Cử GV đi học trong và ngoài nước phải có sự chọn lọc ngay từ đầu theo đúng quy hoạch để đào tạo được những GV giỏi thực sự, tránh hiện tượng trình độ không tương xứng với năng lực chuyên môn.

+ Trong tuyển dụng: Cần tuân theo những quy định về chế độ tuyển dụng, cần công khai những tiêu chuẩn tuyển dụng một cách rộng rãi, tránh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

mọi biểu hiện tiêu cực trong tuyển dụng để dẫn đến chọn người không đủ trình độ, năng lực.

+ Tuyển dụng GV phải được tiến hành song song với việc đào tạo, bồi dưỡng và sàng lọc, lựa chọn GV để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Trong quá trình giảng dạy nếu xét thấy có GV không đáp ứng được yêu cầu, giảng dạy không đạt hiệu quả thì cho họ đi đào tạo lại hoặc chuyển sang môi trường công tác khác phù hợp hơn. Đối với những GV có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn yếu, không chịu cố gắng học tập, rèn luyện vươn lên; nhà trường đã nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chuyển biến thì cần có biện pháp xử lý kiên quyết theo các chế độ quy định hiện hành. Có như vậy mới tạo ra tác dụng tích cực nhằm kích thích, thúc đẩy ĐNGV nhà trường phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lượng sư phạm nhà trường ngày càng được củng cố.

- Việc đảm bảo về cơ cấu, về số lượng và về chất lượng ĐNGV phải bắt đầu từ từng bộ môn, từng khoa. Đặc biệt chú ý đến những bộ môn chưa có GV đầu ngành, những bộ môn có nhiều GV mới vào nghề, những bộ môn có nhiều GV tuổi đã cao hoặc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ...

Quy hoạch, kế hoạch tổ chức nhân sự về ĐNGV phải được lập từ cơ sở các tổ chuyên môn, các khoa, phòng; sau đó đề xuất phương án trình Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường thông qua thành văn bản làm căn cứ tổ chức thực hiện.

* Các điều kiện đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để làm tốt công tác quy hoạch ĐNGV trường TCNHG cần phải:

- Căn cừ vào các chủ trương định hướng chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên, xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường trong hiện tại và sự phát triển trong tương lai. Đánh giá đúng thực trạng ĐNGV của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

- Quá trình lập quy hoạch cũng như trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV phải luôn có sự chỉ đạo sát sao kịp thời của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường và sự phối hợp giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp và ngành. Trong tổ chức thực hiện các kế hoạch cần có sự kiểm tra, đánh giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

- Tỉnh Hà Giang cần có chính sách cụ thể đối với GVDN nhằm thu hút người có trình độ cao và có năng lực về tham gia giảng dạy, tạo điều kiện về

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 58)