Khảo nghiệm các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 85)

- Năng lực hoạt động thực tiễn

3.4.Khảo nghiệm các giải pháp quản lý

13. Xin Ông(Bà) cho biết mức độ quan tâm của mình đến các vấn đề dưới đây

3.4.Khảo nghiệm các giải pháp quản lý

Để khẳng định sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV trường TCNHG theo hướng chuẩn hóa, chúng tôi đã tiến hành khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 03; phụ lục 04) đối với 35 người gồm 10 cán bộ quản lý và 25 GV của trường TCNHG.

Theo mức điểm đánh giá đối với từng mức độ: - Rất cần thiết; rất khả thi: 03 điểm;

- Cần thiết; khả thi: 02 điểm;

- Không cần thiết; không khả thi: 01 điểm;

Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu khảo sát, kết quả thu được thể hiện qua bảng số 3.1 và bảng số 3.2 sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả về mức độ cần thiết của các giải pháp

TT Nội dung giải pháp

Đối tƣợng K.sát Rất cần thiết Cần thiết K. cần thiết Điểm trung bình Điểm TB chung X Thứ bậc X1 X2

01 Rà soát, đánh giá ĐNGV theo định hướng chuẩn

hóa

CBQL

5 5 2,5 2,51 5

GV

13 12 2,52

02 Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV CBQL

7 3 2,7 2,69 1

GV

17 8 2,68

03 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV CBQL

4 6 2,4 2,6 4

GV

20 5 2,8

04 Hoàn thiện một số chế độ CS đối với GVDN, xây dựng môi trường làm việc và học tập tích cực

CBQL

7 3 2,7 2,67 2

GV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16 9 2,64

05 Huy động tốt các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng

ĐNGV

CBQL

7 3 2,7 2,65 3

GV

15 10 2,6

06 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá CBQL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

GV

10 15 2,4

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả về tính khả thi của các giải pháp

TT Nội dung giải pháp

Đối tƣợng K.sát Rất khả thi Khả thi K. khả thi Điểm trung bình Điểm TB chung X Thứ bậc X1 X2

01 Rà soát, đánh giá ĐNGV theo định hướng chuẩn

hóa

CBQL

7 3 2,7 2,61 2

GV

13 12 2,52

02 Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV CBQL

6 4 2,6 2,62 1

GV

17 7 1 2,64

03 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV CBQL

6 2 2 2,4

2,56 3

GV

19 5 1 2,72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

04 Hoàn thiện một số chế độ CS đối với GVDN, xây dựng môi trường làm việc và học tập tích cực

CBQL

7 2 1 2,6

2,52 5

GV

13 10 2 2,44

05 Huy động tốt các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng

ĐNGV CBQL 6 4 2,6 2,54 4 GV 13 11 1 2,48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

06 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá CBQL

5 5 2,5

2,51 6

GV

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

Từ số liệu ở bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy, cả 6 giải pháp được đưa ra trong luận văn đều cần thiết và có tính khả thi ở trường TCNHG. Điểm trung bình chung thấp nhất của mức độ cần thiết và tính khả thi là 2,50 điểm so với điểm trung bình cho mỗi biện pháp là: (3+2+1)/3 = 2 điểm. Các biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất là biện pháp 2; 4 và 5 (có điểm trung bình chung > 2,60 điểm).

Căn cứ số liệu tại bảng 3.1 và 3.2, ta có thể biểu diễn sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp bằng biểu đồ:

2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 GP1 GP2 GP3 GP4 GP5 GP6 Cần thiết Khả thi

Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Tóm lại, các giải pháp nêu ra cơ bản được đại đa số cán bộ, GV nhất trí, đồng tình cao. Điều đó có nghĩa là các giải pháp nêu ra rất phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế phát triển trường TCNHG từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi triển khai các giải pháp này có thể sẽ có những giải pháp mới nảy sinh phù hợp với tình hình thực tiễn tại thời điểm đó hoặc cũng có thể rút ngắn được thời gian thực hiện mà vẫn đảm bảo hiệu quả, đạt được mục tiêu phát triển. Đây cũng là điều tác giả kỳ vọng và mong đợi sớm trở thành hiện thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

Kết luận chƣơng 3

1. Trường TCNHG hiện nay là trường TCN duy nhất và là trường nghề thành lập đầu tiên của tỉnh Hà Giang, trường có nhiệm vụ lớn lao là đào tạo nghề ở trình cao phục vụ nguồn nhân lực cho tỉnh. Đồng thời trường cũng là "lá cờ đầu" về lĩnh vực dạy nghề của tỉnh. Qua nhiều năm xây dựng, ĐNGV của nhà trường đã không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng ... Tuy nhiên, thực trạng ĐNGV của nhà trường có nhiều bất cập và chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch phát triển ĐNGV chưa mang tầm chiến lược mà chỉ là những biện pháp mang tính tình thế. Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường giữ vững là "lá cờ đầu" đòi hỏi ĐNGV nhà trường thực sự phải có chất lượng tốt. Người GV phải có năng lực giảng dạy tích hợp, có năng lực tham gia xây dựng bộ môn, xây dựng chương trình đào tạo, tham gia quản lý giáo dục, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ ...

2. Để phát triển ĐNGV trường TCNHG đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với định hướng phát triển nhà trường từ nay đến năm 2015, trong chương này luận văn đã đề xuất 06 giải pháp nhằm quản lý phát triển ĐNGV trường TCNHG theo hướng chuẩn hóa. Đây là các giải pháp giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi giải pháp đều giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau. Các giải pháp chỉ phát huy hiệu quả nhất khi thực hiện chúng một cách đồng bộ và linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể.

3. Qua khảo sát với ĐNGV nhà trường và cán bộ quản lý về các giải pháp phát triển ĐNGV, kết quả bước đầu cho thấy các giải pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn. Do vậy tác giả tin tưởng rằng, thực hiện tốt các giải pháp nêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

trên chắc chắn trong tương lai trường TCNHG sẽ xây dựng được ĐNGV có chất lượng tốt, có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ và phát triển nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Chất lượng dạy nghề đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế - một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề là đội ngũ GVDN. Chuẩn nghề nghiệp và chuẩn dạy nghề đang trở thành vấn đề quan tâm cả lý luận và thực tiễn; các Bộ, Ngành liên quan đang dốc sức nghiên cứu ban hành chuẩn. Đây là điều kiện khoa học cơ bản cho công tác đào tạo, cho công tác đánh giá GV các cấp.

1.2. Trường TCNHG hiện nay là trường TCN duy nhất của tỉnh Hà Giang, có nhiệm vụ lớn lao là đào tạo nghề ở trình cao phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong nền kinh tế thị trường, trường TCNHG không nằm ngoài bối cảnh cạnh tranh về chất lượng đào tạo. Nhiệm vụ và sự tồn tại, phát triển của nhà trường chỉ được bảo đảm bởi ĐNGV có chất lượng, có năng lực và làm việc có hiệu quả. Điều này chỉ có được khi nhà trường có quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển và điều kiện thực tiễn của nhà trường, nhằm chuẩn hóa ĐNGV.

1.3. Qua nghiên cứu thực trạng ĐNGV trường TCNHG, đánh giá công tác quản lý phát triển ĐNGV trường TCNHG. Các biện pháp mà trường đã thực hiện đã từng bước góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của ĐNGV, nhưng vẫn còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch, quá trình thực hiện chưa tốt. Thực trạng trên đã dẫn đến ĐNGV nhà trường hiện tại thiếu về số lượng, mất cân đối về cơ cấu, trình độ và chất lượng chưa ngang tầm với sự phát triển của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

1.4 Để khắc phục những tồn tại về ĐNGV, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ GVDN trường TCNHG theo hướng chuẩn hóa. Đây là những giải pháp cần thiết có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của trường TCNHG. Với những giải pháp đã đề ra, khi được tổ chức thực hiện trong thực tiễn, tin tưởng rằng sẽ tạo ra một sự thay đổi cả về chất và lượng cho ĐNGV của nhà trường.

Để công tác phát triển đội ngũ GVDN trường TCNHG thực sự hiệu quả, các giải pháp phải được tiến hành đồng bộ, có hệ thống, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tác động tích cực lẫn nhau. Đồng thời phải có sự quan tâm của các cấp và ngành trong việc tạo điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển ĐNGV. Bên cạnh đó luôn cần sự chủ động, tích cực, sáng tạo và có trách nhiệm của tập thể Ban giám hiệu, cán bộ, GV trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường, trong đó có mục tiêu phát triển ĐNGV.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ:

Đề nghị Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương mới, phụ cấp qua lương đối với GVDN và cán bộ QLGD theo hướng khắc phục những bất cập hiện có. Nhằm tạo động lực đủ mạnh cho GV, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm toàn ý đưa sự nghiệp dạy nghề phát triển mạnh mẽ.

- Đề nghị Chính phủ có chính sách tuyển dụng đặc thù theo hướng cử tuyển GVDN ở các tỉnh miền núi và các vùng khó khăn.

2.2. Kiến nghị đối với Bộ Lao động - TBXH

- Đề nghị Bộ xây dựng và ban hành chuẩn nghề nghiệp đối với GVDN. Chuẩn đánh giá GVDN phải được xuất phát từ yêu cầu trình độ, phẩm chất, năng lực và kỹ năng thực hành nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

- Ban hành tiêu chuẩn chức danh GVDN để làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng GVDN, đồng thời để GV tự giác học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đạt tiêu chuẩn chức danh, gắn với quyển lợi về lương bổng. - Đề nghị Bộ phân bổ kinh phí từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia đủ để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GVDN cho nhà trường ở trong và ngoài nước.

- Đề nghị Bộ mở rộng quan hệ quốc tế, hàng năm tổ chức để đưa GVDN đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Tạo điều kiện để GV, cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế, có chế độ mời GV nước ngoài tới làm việc ở các trường nghề. Để GVDN tiếp cận được trình độ GVDN các nước trong khu vực và thế giới.

- Tăng cường đầu tư các dự án hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các dự án đầu tư cần tính toán đến tính hiện đại, đồng bộ đáp ứng với yêu cầu đổi mới dạy nghề.

2.3. Kiến nghị đối với tỉnh Hà Giang

- Có chính sách khuyến học và đãi ngộ thỏa đáng hơn đối với những GVDN đi học nâng cao trình độ về phục vụ lâu dài cho Tỉnh.

- Có chính sách thu hút đủ mạnh để tăng cường GV giỏi, GV có trình độ cao, GV là người miền xuôi về trường công tác.

- Đảm bảo về chỉ tiêu biên chế GV hàng năm phù hợp với quy mô học sinh và ngành nghề đào tạo của nhà trường. Khắc phục tình trạng luôn thiếu GV giảng dạy, GV hiện phải dạy vượt quá rất nhiều so với giờ tiêu chuẩn.

- Có đề án đào tạo GVDN đối với các nghề thiếu nguồn GV dự tuyển theo hình thức cử tuyển.

- Giao chỉ tiêu đi học "Cao cấp lý luận chính trị" cho Trường, vì đây là một tiêu chuẩn liên quan đến mã ngạch công chức của GV, một thành tố rất quan trọng trong tiêu chuẩn chất lượng ĐNGV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

- Tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường theo hướng hiện đại, đồng bộ đáp ứng với yêu cầu đổi mới dạy nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có chính sách tạo điều kiện cho nhà trường và các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về đào tạo CNKT, về tiếp cận và chuyển giao công nghệ, về kỹ năng thực hành nghề ... nhằm tạo điều kiện cùng phát triển.

2.4. Kiến nghị đối với Sở Lao động - TBXH

- Thường xuyên quan tâm tham mưu cho tỉnh trong việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phát triển GVDN, xây dựng đề án đào tạo GVDN đối với những nghề thiếu nguồn GV theo hình thức cử tuyển.

- Phân bổ kinh phí tăng cường năng lực dạy nghề cho nhà trường, trong đó đủ để nhà trường thực hiện bồi dưỡng GV hàng năm.

2.5. Kiến nghị đối với trường TCNHG

- Tăng cường mối quan hệ với các cấp và ngành, các doanh nghiệp để phát triển đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Dự báo phát triển GV để xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV nhà trường đến năm 2015 và cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển GVDN. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dành một phần kinh phí đúng mức để khuyến khích, hỗ trợ các GVDN đi đào tạo, bồi dưỡng. Tạo môi trường tốt để GV phát huy hết năng lực của mình cho sự nghiệp dạy nghề.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phong trào tự học, tự bồi dưỡng để phát triển đội ngũ GVDN; có hình thức khen thưởng về vật chất và tinh thần đối với những GV nỗ lực vươn lên trong đào tạo, bồi dưỡng.

2.6. Kiến nghị đối với đội ngũ GVDN của nhà trường

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất, xứng đáng là tấm gương sáng cho HS noi theo. Thực hiện tự kiểm tra, đánh giá để vươn lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

- Nâng cao chất lượng hoạt động tự học, tự bồi dưỡng trên tinh thần phát huy nội lực, khẳng định tự học là việc làm suốt đời của mỗi GV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư TƯ Đảng (2004), Chỉ thị về việc xây dựng nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2008), Thông tư Hướng dẫn chế

độ làm việc của giáo viên dạy nghề, Hà Nội.

3. Bộ Giao thông Vận tải (2009), Thông tư Quy định về đào tạo, sát hạch,

cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Hà Nội.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2008), Quyết định Ban

hành điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, Hà Nội

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2002), Quyết định Ban

hành Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề, Hà Nội

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 85)