- Năng lực hoạt động thực tiễn
13. Xin Ông(Bà) cho biết mức độ quan tâm của mình đến các vấn đề dưới đây
2.3.1. Thực trạng về số lượng giáo viên
- Trong những năm học qua, do sự phát triển nhanh về quy mô học sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện CNH, HĐH ở địa phương nên ĐNGV của trường đã không ngừng phát triển về mặt số lượng, năm học 2009-2010 số lượng GV tăng so với năm học 2006-2007 là 20 GV.
Bảng 2.1: Số lượng giáo viên, học sinh các năm học
Đơn vị: Người
Năm học Giáo viên, học sinh
2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 - Tổng số giáo viên: 26 32 40 46
Tổng số GV trực tiếp giảng dạy 23 30 39 33
Tổng số GV đi học 3 2 07 13
- Tổng số học sinh (quy đổi) 845 862 1003 975
- Tỷ lệ học sinh/GV 33/1 27/1 25/1 21/1
- Tỷ lệ học sinh/GV trực tiếp giảng
dạy 37/1 29/1 26/1 30/1
(Nguồn: Phòng KH-Đào tạo và phòng HC-Tổng hợp trường TCNHG)
Từ bảng 2.1 cho thấy năm học 2006-2007 tỷ lệ HS/GV trực tiếp giảng dạy là 37/1, năm học 2007-2008 là 29/1, năm học 2008-2009 là 26/1. Đây là những tỷ lệ rất cao so với mức quy định tối đa của Tổng cục Dạy nghề năm 2007 là 25HS/1GV.
Trong ba năm học, kể từ thời điểm thành lập trường TCNHG, nhà trường đã luôn quan tâm tới việc quản lý và phát triển ĐNGV, số lượng GV đã được tăng lên và tỷ lệ HS/GV trực tiếp giảng dạy đã giảm dần theo năm học. Nhà trường đã thực hiện nhiều phương pháp như xin tăng chỉ tiêu biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
chế GV hàng năm, ký hợp đồng dài hạn với GV, mời GV thỉnh giảng song tỷ lệ HS/GV trực tiếp giảng dạy mới chỉ giảm xuống ở gần mức tối đa. Thiếu GV trực tiếp giảng dạy là do Nhà trường luôn phải cử GV đi học để nâng cao trình độ và do số lượng học sinh tăng nhanh theo từng năm học, mặt khác do công tác dạy nghề giai đoạn này chủ yếu là do trường TCNHG đảm nhiệm.
Năm học 2009-2010 số lượng HS giảm so với năm học trước, nguyên nhân căn bản là tỉnh Hà Giang thành lập các Trung tâm Dạy nghề ở các Huyện, Thị và giao chỉ tiêu, nhiệm vụ dạy nghề trình độ sơ cấp cho các Trung tâm Dạy nghề thực hiện, do vậy trường TCNHG tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là tuyển sinh, đào tạo nghề ở trình độ trung cấp. Mặc dù số lượng GV tăng so với năm học trước là 06 GV, song tỷ lệ HS/GV trực tiếp giảng dạy vẫn rất cao (30HS/1GV), do nhà trường đã cử nhiều GV đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, số lượng GV tăng chưa phù hợp với số lượng HS nhập học.
- Do thiếu GV nên ĐNGV của nhà trường luôn phải làm việc quá số giờ tiêu chuẩn quy định và nhà trường phải mời GV thỉnh giảng.
Bảng 2.2: Tổng số giờ vượt định mức và số giờ thỉnh giảng năm 2009
STT Đơn vị Số giờ dạy
vƣợt ĐM Số giờ mời thỉnh giảng Số GV thiếu
1 Khoa CN thông tin 3880 8
2 Khoa Điện 838 2
3 Khoa Cơ khí - Động lực 1259 2
4 Khoa Nông – Lâm nghiệp 5017 10
5 Môn Giáo dục QP 825 2
6 Các môn VH phổ thông 4800 7
Cộng 10.994 5.625 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Nhà trường phải bố trí GV cơ hữu dạy vượt giờ quá lớn so với định mức quy định và phải lệ thuộc nhiều vào GV thỉnh giảng, đã khiến cho kế hoạch giảng dạy ở các khoa luôn bị xáo trộn, gây tâm lý không tốt đối với học sinh và công tác quản lý chuyên môn cũng gặp nhiều khó khăn. Nhà trường cũng rất khó khăn trong việc bố trí nguồn kinh phí đối với GV thỉnh giảng và tiền dạy dư giờ cho ĐNGV. Bảng 2.2 số GV thiếu theo giờ dạy vượt định mức và mời thỉnh giảng là 31 GV so với giờ tiêu chuẩn.
Đối với GV dạy các môn văn hóa phổ thông, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, mỗi tuần giáo viên dạy 17 tiết. Thời gian làm việc của GV dạy văn hóa phổ thông cho các lớp học nghề trình độ trung cấp là 40 tuần/năm thì hiện tại nhà trường cần phải có 7 GV để giảng dạy các môn văn hóa phổ thông.
Từ những kết quả trên cho thấy, để đảm bảo chất lượng đào tạo nhà trường phải có kế hoạch, quy hoạch dài hạn nhằm tăng nhanh về số lượng, đảm bảo về chất lượng ĐNGV đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Trước mắt, nhà trường cần phấn đấu để đảm bảo tỷ lệ HS/GV. Theo Quyết định số 48/2002/QĐ TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010: "Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; nâng tỷ lệ trung bình giáo viên trên số học sinh đạt tới 1/15 vào năm 2010" [29, tr.3]. Hiện tại Nhà trường còn thiếu 32 GV trực tiếp giảng dạy. Nếu tính GV theo biên chế được giao năm 2010 với 38 GV thì nhà trường còn thiếu 27 GV).