Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 34)

- Năng lực hoạt động thực tiễn

13. Xin Ông(Bà) cho biết mức độ quan tâm của mình đến các vấn đề dưới đây

2.3.3. Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên

a. Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của GV vừa là yếu tố phản ánh năng lực trí tuệ, vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH, vừa phản ánh tiềm năng trí tuệ của nhà trường và là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển nhà trường. Thực tiễn qua nhiều năm củng cố và xây dựng đội ngũ GVDN, ĐNGV của nhà trường đã từng bước bổ sung về số lượng, được đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.

Bảng 2.4: Thống kê trình độ chuyên môn của giáo viên qua các năm học

Trình độ Năm học 2006 - 2007 Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tiến sĩ 0 - 0 - 0 - 0 - Thạc sĩ 0 - 0 - 0 - 0 - Đại học 13 50.00 15 46.88 19 47.50 25 54.4 Cao đẳng 11 42.31 12 37.50 15 37.50 15 32.6 Công nhân KT 2 7.69 5 15.63 6 15.00 6 13 Cộng 26 100 32 100 40 100 46 100 (Nguồn: Phòng HC-Tổng hợp trường TCNHG)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Trình độ được đào tạo của ĐNGV nhà trường thể hiện ở bảng 2.4 đã bộc lộ những hạn chế nhất định so với mặt bằng trình độ GV cả nước. Theo đánh giá thực trạng GVDN năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề: "Về trình độ chuyên môn tại các trường cao đẳng nghề, tỷ lệ GV có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là 8,25%, đại học là 61,05%, cao đẳng là 13,53% và công nhân kỹ thuật, nghệ nhân là 10,82%. Tỷ lệ tương ứng tại các trường trung cấp nghề là 4,62%, 49,55%, 18,99% và 13,76%" [tr.48]. Hiện tại nhà trường chưa có GV có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ (duy nhất 01 đồng chí Hiệu trưởng làm công tác quản lý có trình độ Thạc sĩ; 05 đồng chí đang đi học Thạc sĩ). Số GV có trình độ đại học (ĐH) là 25 GV, chiếm 54,4%; số GV có trình độ cao đẳng (CĐ) là 15 GV,

chiếm một tỷ lệ khá cao 32,6%. Số GV ở trình độ công nhân kỹ thuật (CNKT)

chiếm 13%, một tỷ lệ hợp lý so với mặt bằng chung về GV cả nước.

Xét trình độ của GV ở các khoa, tổ chuyên môn thì bức tranh phản ánh về trình độ chuyên môn còn mất cân đối đáng kể, có những khoa đa số GV ở trình độ ĐH, ngược lại có những khoa lại quá nhiều GV có trình CĐ.

Bảng 2.5: Thống kê trình độ chuyên môn của giáo viên theo các khoa, tổ bộ môn năm học 2009-2010 T T Khoa T.số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng CNKT SL T.lệ SL T.lệ SL Tỷ lệ SL T.lệ 1 Khoa KH cơ bản 6 0 - 5 83.33 1 16.67 0 - 2 Khoa CNTT 7 0 - 5 71.43 2 28.57 0 - 3 Khoa Điện 7 0 - 1 14.29 6 85.71 0 - 4 Khoa Cơ khí - ĐL 8 0 - 3 37.50 5 62.50 0 - 5 Khoa Nông-Lâm 9 0 - 8 88.89 1 11.11 0 - 6 Tổ ĐT lái xe ô tô 9 0 - 3 33.33 0 - 6 66.7 Cộng 46 0 - 25 54.35 15 32.61 6 13.0 (Nguồn: Phòng HC-Tổng hợp trường TCNHG)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Với số liệu được phản ánh ở bảng 2.5, khoa Điện và khoa Cơ khí-Động lực tỷ lệ GV ở trình độ ĐH còn qua thấp: Khoa điện là 14,29%; khoa Cơ khí- Động lực 37,5%. Số GV ở trình độ CNKT chiếm 13% tập trung hết ở bộ phận đào tạo lái xe ô tô.

Trong công tác dạy nghề, GV tốt nghiệp ĐH chuyên ngành hoặc ĐH kỹ thuật thường dạy thực hành không tốt như khi dạy lý thuyết, có khi dạy không tốt bằng GV chỉ tốt nghiệp ở trình độ CĐ sư phạm kỹ thuật hoặc CNKT có tay nghề cao. Do chương trình đào tạo ở trình độ ĐH thiên nhiều về lý thuyết còn ở trình độ thấp hơn chương trình đào tạo thiên về kỹ năng thực hành. Đây là một hiện thực rất khó khăn khi dạy nghề hiện nay đang tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện, dạy nghề theo chương trình mô đun, đặc trưng nổi bật của mô đun là: "Định hường trọn ven vấn đề - tích hợp nội dung" [32, tr.356]. Đòi hỏi người GV phải có kiến thức rộng và tổng hợp, có kiến thức cả về lý thuyết và thực hành, đặc biệt là kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề. Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 4/2010 có 10 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì có 09 phiếu đánh giá năng lực chuyên môn của GV ở mức trung bình, có 01 phiếu đánh giá là tốt.

Từ thực trang trên cho thấy, trình độ chuyên môn của ĐNGV trường TCNHG còn thấp và chưa đồng đều so với yêu cầu nhiệm vụ và phát triển của sự nghiệp dạy nghề hiện nay. Nhà quản lý cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng thực hành cho ĐNGV, thực hiện chuẩn hóa trình độ ĐH và nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại.

b. Trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên

Ngoại ngữ và tin học là công cụ rất cần thiết để GV tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, góp phần làm thay đổi phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

Bảng 2.6: Thống kê trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giáo viên

Trình độ Lĩnh vực Dƣới A Trình độ A Trình độ B C trở lên T.số GV SL GV Tỷ lệ SL GV Tỷ lệ SL GV Tỷ lệ SL GV Tỷ lệ Ngoại ngữ 5 10,9 19 41,3 17 36,9 5 10,9 46 Tin học 3 6,5 12 26,1 21 45,7 10 21,7 46 (Nguồn: Phòng HC-Tổng hợp trường TCNHG)

Từ số liệu thống kê tại bảng 2.6 cho thấy số lượng GV có trình độ ngoại ngữ từ trình độ A trở lên chiếm 89,1%, giáo viên có trình độ tin học từ A trở lên có tỷ lệ cao hơn, chiếm 93,5 % tổng số GV nhà trường. Qua kết quả khảo sát thì 84% số GV được hỏi ý kiến cho rằng sử dụng ngoại ngữ vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu chưa nhiều và chưa hiệu quả, phần là do GV chưa phát huy năng lực và dành thời gian cho sử dụng ngoại ngữ trong NCKH, phần là do môi trường của nhà trường chưa có sự quan hệ quốc tế, chưa kích thích được việc sử dụng ngoại ngữ của GV.

Về sử dụng tin học trong giảng dạy và trong các hoạt động của GV được thực hiện tốt hơn và rộng rãi hơn so với sử dụng ngoại ngữ, tuy còn 6,5% giáo viên có trình độ tin học dưới trình độ A nhưng qua khảo sát 100% GV đều sử dụng được máy vi tính trong soạn thảo văn bản, soạn giáo án ... Số GV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chiếm 35%. Tuy có nhiều GV ứng dụng được tin học song chất lượng ứng dụng chưa cao, chưa khai thác nhiều được sức mạnh của công cụ công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.

Với thực trạng này, nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng, tạo môi trường và phong trào học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV đặc biệt là đối với những GV còn ở trình độ A và dưới A. Sử dụng tốt hai công cụ này chắc chắn sẽ giúp cho người GV dễ dàng tiếp cận với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

thành tựu khoa học mới của nhân loại, tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại, thực hiện có hiệu quả các hoạt động của mình và đặc biệt là ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh hà giang theo hướng chuẩn hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)