GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 37)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Khánh Hòa

• Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa.

• Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam bank of Agriculture and Rural

Development Khanh Hoa Branch.

• Tên giao dịch: Agribank.

• Tên viết tắt: NHNo&PTNT Khánh Hòa. • Email: khanhhoa-vbard@yahoo.com.vn

• Trụ sở chính: Số 02 Hùng Vương - Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa. • Điện thoại: 058.521994; 058.521932.

- Chi nhánh NHNo&PTNT Khánh Hòa được thành lập theo quyết định số 80/NHQĐ ngày 20/7/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam V/v thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Phú Khánh.

- Ngày 01/09/1988 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Phú Khánh chính thức đi vào hoạt động.

- Năm 1989 tỉnh Phú Khánh được tách thành tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên. - Trên cơ sở quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996, thống đốc NHNN có quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 02/06/1998 V/v đổi tên Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Phú Khánh thành Chi nhánh NHNo&PTNT Khánh Hòa.

- Chi nhánh NHNo&PTNT Khánh Hòa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1999.

Từ ngày thành lập đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Khánh Hòa không ngừng lớn mạnh và phát triển ổn định, vững chắc, trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn; có mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn tỉnh, có quy mô kinh doanh lớn nhất.

2.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu NHNo&PTNT Khánh Hòa đang thực hiện

Sơ đồ 2.1: Các sản phẩm dịch vụ hiện có tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NHNo&PTNT KHÁNH HÒA Huy động vốn Dịch vụ cung ứng Đầu tư và cho vay Bảo lãnh Thanh toán và tài trợ thương mại Dịch vụ ngân quỹ Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử Thanh toán trong nước Thanh toán quốc tế

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Khánh Hòa

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Khánh Hòa

GIÁM ĐỐC

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Điện toán Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Dịch vụ Marketing Phòng Kế hoạch & Kinh doanh Phòng Kinh doanh ngoại hối CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Phòng Giao dịch Ngân hàng Loại 3 Các PGD Phòng KHKD Phòng KTNQ Phòng HCNS PHÓ GIÁM ĐỐC

NHNo&PTNT Khánh Hòa được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, giám đốc chi nhánh do Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm và chịu trách nhiệm chính về kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Giám đốc là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, xây dựng các chiến lược kinh doanh, chịu trách nhiệm phê duyệt các hợp đồng tín dụng. Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc trợ giúp giám đốc trong việc quản trị điều hành một số công việc được phân công và chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban tại chi nhánh.

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh

Xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn).

Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự báo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.

Phòng Kế toán và Ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán và tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt.

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT.

Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.

Chấp hành quy định an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

Phòng Hành chính và Nhân sự

Xây dựng chương trình công tác và thực hiện các công tác hành chính. Tổ chức bố trí nhân sự, thực hiện công tác quy hoạch và quản lý cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định.

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, trợ cấp hưu trí, công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.

Phòng Kinh doanh ngoại hối

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp, nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ theo quy định, dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT.

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các phòng ban. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm soát cho Ban lãnh đạo.

Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo&PTNT, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định.

Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng.

Phòng Dịch vụ và Marketing

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giao dịch, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến đề không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền, quảng bá thương hiệu.

Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyển thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của NHNo&PTNT.

Trực tiếp tổ chức, triển khai, quản lý, giám sát nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT.

Phòng Điện toán

Tổng hợp, thống kê, lưu trữ và cung cấp số liệu, thông tin, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

Các đơn vị trực thuộc

Các chi nhánh Ngân hàng cơ sở trực thuộc gồm: 12 Chi nhánh loại 3 và 14 Phòng giao dịch.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Khánh Hòa

Với chiến lược phát triển của mình, Agribank phấn đấu sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Để đạt được mục đích đó thì NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Khánh Hòa nói riêng luôn luôn cố gắng hết mình để đạt những mục tiêu trọng tâm: “Kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; tiến tới cổ phần hóa Agribank toàn diện; giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu - văn hóa Agribank”.

Dưới sự chỉ đạo tập trung và kiên quyết của ban lãnh đạo, NHNo&PTNT Khánh Hòa đã đạt được những kết quả như sau:

2.1.4.1. Về huy động vốn

Trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Trong đó có thể nói ngành ngân hàng luôn phải chịu nhiều áp lực do sự biến động của lãi suất và tỉ giá trên thị trường quốc tế và khu vực. NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Khánh Hòa nói riêng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tuy mặt bằng chung lãi suất không cao hơn so với các NHTM CP trên địa bàn nhưng với phương châm luôn lấy chất lượng dịch vụ kết hợp chăm sóc khách hàng làm

mục tiêu hàng đầu nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng đều, góp phần cung ứng vốn đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Phân theo đối tượng

* Các tổ chức

KT, TC 691.579 24,36% 891.406 27,11% 983.622 24,71% * Dân cư 2.137.179 75,28% 2.390.893 72,70% 2.987.915 75,07% * Các TCTD khác 10.252 0,36% 6.377 0,19% 8.846 0,22%

2. Phân theo thời gian

* Không kỳ hạn 534.328 18,82% 569.240 17,31% 697.082 17,51% * Kỳ hạn dưới 1 năm 1.895.315 66,76% 2.377.708 72,30% 2.958.050 74,32% * Kỳ hạn trên 1 năm 409.367 14,42% 341.728 10,39% 325.251 8,17%

3. Phân theo loại tiền

* Nội tệ 2.672.185 94,12% 3.101.101 94,30% 3.782.278 95,02% * Ngoại tệ 166.825 5,88% 187.575 5,70% 198.105 4,98%

Tổng cộng 2.839.010 100% 3.288.676 100% 3.980.383 100%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh – NHNo&PTNT Khánh Hòa)

Với chủ trương luôn luôn cải tiến chất lượng và đa dạng hóa, trong những năm gần đây, ngân hàng đã cho ra mắt nhiều loại hình sản phẩm huy động bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ mới mở rộng cho nhiều đối tượng với nhiều kỳ hạn và lãi suất linh hoạt. Nhờ vậy qua 3 năm hoạt động từ 2008 – 2010 nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn ổn định và tăng đều. Năm 2009, ngân hàng huy động được 3.288.676 triệu đồng tăng 449.666 triệu đồng (tương đương 15,84%) so với năm 2008. Đến năm 2010 nguồn vốn ngân hàng tiếp tục tăng mạnh đạt được 3.980.383 triệu đồng tăng 691.707 triệu đồng (tương đương 21,03%) so với 2009.

Đồ thị 2.1: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Khánh Hòa 691.579 2.137.179 10.252 891.406 2.390.893 6.377 983.622 2.987.915 8.846 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế

Các tổ chức KT, TC Dân cư

Các TCTD khác

Qua bảng 2.1 và đồ thị 2.1 ta thấy, tiền gửi từ khu vực dân cư luôn chiếm một tỷ trọng lớn (>70% tổng nguồn vốn huy động) và mức tăng trưởng luôn giữ ở mức ổn định. Năm 2009, tiền gửi từ dân cư đạt 2.390.893 triệu đồng, tăng 253.714 triệu đồng tương đương 11,87% so với năm 2008. Sang đến năm 2010 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 2.987.815 triệu đồng, tăng 597.022 triệu đồng tương đương 24,97% so với năm 2009. Cho thấy chi nhánh đã xác định tiền gửi từ dân cư là nguồn vốn vô cùng quan trọng, vì vậy luôn chú ý đến sự tăng trưởng của nguồn vốn này.

Nếu như tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động được thì tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tài chính cũng góp một phần không nhỏ vào việc gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Trong năm 2009, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tài chính đạt được 891.406 triệu đồng, tăng 199.827 triệu đồng tương đương 28,89% so với năm 2008. Đến năm 2010, lượng vốn huy động tiếp tục tăng 92.216 triệu đồng (10,35%) đạt 983.622 triệu đồng so với năm 2009. Với số lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp lớn cũng như kho bạc và các tổ chức tài chính lớn, nguồn huy động từ đối tượng này cũng góp phần nâng cao nguồn vốn

cho ngân hàng. Với mức tỷ trọng luôn chiếm trên 20% qua 3 năm chứng tỏ được uy tín cũng như chất lượng của các sản phẩm huy động đã được nâng cao. Tuy mức lãi suất huy động chưa bằng các NHTM CP trên địa bàn nhưng với sự cố gắng không ngừng, các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng đã được khách hàng lựa chọn và sử dụng trong nhiều năm vì tính an toàn và độ tin cậy cao.

Đồ thị 2.2: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

534.328 1.895.315 409.367 569.240 2.377.708 341.728 697.082 2.958.050 325.251 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Triệu đồng

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Không kỳ hạn Dưới 1 năm Trên 1 năm

Qua bảng 2.1 và đồ thị 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn (dưới 1 năm) chiếm tỷ trọng lớn (trên 65% tổng nguồn vốn huy động) và luôn tăng trưởng đều qua các năm cho thấy dịch vụ tiền gửi ngắn hạn là sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và lựa chọn nhiều. Nếu như năm 2008 tiền gửi ngắn hạn đạt 1.895.315 triệu đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên đến 2.958.050 triệu đồng với mức tăng là 1.062.735 triệu đồng (56,07%). Có được kết quả trên là nhờ ngân hàng luôn nắm bắt được tâm lý khách hàng luôn có nhu cầu vốn trong ngắn hạn để tái sản xuất và tiêu dùng nên luôn điều chỉnh lãi suất linh hoạt cho các kỳ hạn 1 tuần, 1, 3, 6, 9, 12 tháng.

Lượng tiền gửi trên 1 năm và tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 35% tổng nguồn vốn huy động. Do nguồn vốn cho vay không kỳ hạn không được ổn định nên ngân hàng không tiến hành cho vay trung và dài hạn. Mặt khác với tình hình biến

động lãi suất như hiện nay, khách hàng có xu hướng lựa chọn tiền gửi ngắn hạn để hi vọng kiếm lời từ việc chênh lệch lãi suất. Để bám sát định hướng chung của NHNo& PTNT Việt Nam là tập trung phát triển nguồn huy động trung dài hạn và không kỳ hạn thì trong tương lai NHNo& PTNT Khánh Hòa nên có chính sách để ổn định nguồn không kỳ hạn và nâng cao nguồn huy động trung dài hạn.

2.1.4.2 Về hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo thành phần kinh tế * Doanh nghiệp quốc doanh 179.964 6,44% 214.793 6,82% 207.401 5,83% * Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 1.384.541 49,51% 1.497.059 47,54% 1.641.591 46,14% * Hộ sản xuất, cá thể 1.231.837 44,05% 1.437.342 45,64% 1.708.749 48,03%

2. Theo thời gian cho vay

* Ngắn hạn 1.720.343 61,52% 1.945.109 61,77% 2.298.500 64,61% * Trung, dài hạn 1.075.999 38,48% 1.204.085 38,23% 1.259.241 35,39%

3. Theo loại tiền

* Nội tệ 2.534.162 90,62% 2.972.559 94,39% 3.266.251 91,81% * Ngoại tệ 262.180 9,38% 176.635 5,61% 291.490 8,19%

Tổng cộng 2.796.342 100% 3.149.194 100% 3.557.741 100%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh – NHNo&PTNT Khánh Hòa) Đối với mọi ngân hàng hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất vì nó đem lại doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Nắm bắt được điều này, ban lãnh đạo NHNo&PTNT Khánh Hòa luôn có những chính sách để theo dõi sát sao mức tăng trưởng của nợ vay. Qua bảng 2.2 cơ cấu cho vay ta thấy dư nợ cho vay luôn

tăng trưởng đều và ổn định qua 3 năm 2008 – 2010. Năm 2009, tổng dư nợ đạt 3.149.194 triệu đồng, tăng 352.852 triệu đồng tương đương 12,62% so với năm 2008. Năm 2010, tổng dư nợ đạt 3.557.741 triệu đồng, tiếp tục tăng 408.547 triệu đồng tương đương 12,97% so với năm 2009.

Có được kết quả trên là nhờ vào những nguyên nhân sau: NHNo&PTNT Khánh Hòa với ưu thế là một NHTM NN có mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp toàn tỉnh, chính sách luôn luôn cải tiến và điều chỉnh lãi suất phù hợp cho từng món vay đồng thời luôn nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng vay vốn tại ngân hàng làm cho NHNo&PTNT Khánh Hòa trở thành một trong những ngân hàng có dư nợ lớn nhất của tỉnh.

Đồ thị 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

179.964 1.384.541 1.231.837 214.793 1.497.059 1.437.342 207.401 1.641.591 1.708.749 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

triệu đồng Cơ cấu cho vay theo đối tượng

Doanh nghiệp quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hộ sản xuất, cá thể tiêu dùng

Qua bảng 2.2 và đồ thị 2.3 cho thấy khách hàng vay vốn chủ yếu của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)