Với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 93)

Những năm gần đây, hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng đã được dần hoàn thiện; tuy nhiên, trong lĩnh vực bảo lãnh các quy định pháp quy còn khá sơ sài. Bên cạnh đó, văn bản cụ thể quy định về hoạt động này là văn bản dưới luật như quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam, còn trong Bộ luật dân sự, Luật NHNN, Luật tổ chức tín dụng thì nghiệp vụ bảo lãnh chỉ mới được đề cập sơ lược nên tính ổn định không cao và bị vô hiệu trong trường hợp bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý và rủi ro cho các bên tham gia giao dịch này.

Do đó, cần sớm ban hành luật về bảo lãnh ngân hàng để việc điều chỉnh hoạt động này được đồng bộ. Điều này là cần thiết. Bởi lẽ, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng, các giao dịch này ngày càng đa dạng, phức tạp và vượt khỏi phạm vi của quốc gia. Hơn nữa, trong hoạt động bảo lãnh, nước ta chỉ mới có quy chế hướng dẫn thực hành, tuy nhiên, trong các văn bản này, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia dịch vụ bảo lãnh còn mơ hồ, không rõ ràng. Điều này làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, nếu nước ta không có một văn bản luật cụ thể thì khi tiến hành giao dịch bảo lãnh với đối tác nước ngoài, các ngân hàng phải dẫn chiếu luật của nước ngoài để áp dụng. Việc này trong nhiều trường hợp sẽ gây thiệt hại cho phía Việt Nam, đặc biệt khi các thuật ngữ và các điều khoản mà luật nước ngoài quy định chưa được hiểu chính xác. Chính vì vậy việc ban hành Luật về bảo lãnh ngân hàng sẽ là một trong những vũ khí giúp các ngân hàng trong nước cũng như Agribank tự vệ khi tham gia giao dịch bảo lãnh với các đối tác nước ngoài. Khi biên soạn và ban hành luật này, các cơ quan hữu quan cần có sự tham khảo các thông lệ, tập quán quốc tế và có sự vận dụng linh hoạt vào điều kiện của nước ta.

KẾT LUẬN

Là một hoạt động ra đời khá muộn nhưng bảo lãnh ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong hoạt động của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh không chỉ gia tăng doanh thu cho ngân hàng mà còn góp phần nâng cao thương hiệu cũng như uy tín của ngân hàng.

Qua thời gian 3 tháng thực tập tại NHNo&PTNT Khánh Hòa, em đã có cơ hội được nghiên cứu, tìm hiểu được quy trình thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Từ đó đánh giá được những thành tựu cũng như những hạn chế và khó khăn trong thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Trên cơ sở này đưa ra những giải pháp và những kiến nghị để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động bảo lãnh đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng và toàn nền kinh tế.

Với những thực tế đã nắm bắt được về nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng, cùng với những hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động này, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế này tại chính ngân hàng, đồng thời đề xuất những kiến nghị lên NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN và Chính phủ để chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung được nâng cao hơn nữa.

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm bản thân và khả năng thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nhìn nhận, phân tích và đánh giá vấn đề. Vì vậy em mong nhận được sự nhận xét, góp ý và bổ sung từ các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Phùng Đức Nam, chú Nguyễn Xuân Huy, các thầy cô trong bộ môn Kế Toán – Tài Chính, trường Đại học Nha Trang và các cô chú, anh chị tại phòng Kế hoạch & Kinh doanh, NHNo&PTNT Khánh Hòa đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.Sĩ Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.

2. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng, Hà Nội.

4. NHNo&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02/05/2007 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam về hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh Ngân hàng, Hà Nội.

5. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005). 6. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010 (số 47/2010/QH12 ngày

29/06/2010).

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Những quy định mới nhất Quy chế bảo lãnh, thẩm định tài chính vay và cho vay các tổ chức tín dụng chiến lược phát triển ngành ngân hàng năm 2011, Nhà xuất bản Lao Động.

8. Bài viết tại các trang web: Saga.vn, Vneconomy.vn, Tapchiketoan.com, agribank.com.vn, sbv.gov.vn.

PHỤ LỤC

1. Hợp đồng bảo lãnh:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu Số: 03/BL

(Do khách hàng lập và ngân hàng cùng lập)

HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH

Số:….. /HĐBL

Căn cứ luật dân sự 2005.

-Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng;

-Căn cứ Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam;

-Căn cứ đề nghị bảo lãnh của khách hàng.

-Căn cứ báo cáo thẩm định ngày…. tháng...năm...

Hôm nay, ngày . . . tháng . . . năm 200 . . tại NHNo&PTNT ... Chúng tôi gồm:

BÊN BẢO LÃNH (BÊN A):

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: ... Địa chỉ:...

Người đại diện là ông (bà): ………Chức vụ: ... Giấy ủy quyền số (nếu có): ………..do ông (bà) ……… ……. ủy quyền.

BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH (KHÁCH HÀNG) (BÊN B):

Tên khách hàng: ... Địa chỉ : ...

Người đại diện là ông (bà): ………Chức vụ: ... CMND số: . . . ngày cấp: . . . nơi cấp: . . . …………

Giấy ủy quyền số (nếu có): ………..do ông (bà) ……… ……. ủy quyền. Hai bên thống nhất việc bên A bảo lãnh cho bên B để thực hiện cam kết của bên B với bên nhận bảo lãnh là:... Địa chỉ. . . .theo nội dung thỏa thuận dưới đây:

Điều 1. Loại bảo lãnh, phạm vi, thời hạn, phí bảo lãnh:

1.1 Loại bảo lãnh:... 1.2 Số tiền bảo lãnh: Số tiền bằng số: ... Bằng chữ: ... 1.3. Thời hạn bảo lãnh: 1.4. Phí bảo lãnh: ... Điều 2. Mục đích bảo lãnh: -

Điều 3. Hình thức, điều kiện bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh

-Bảo đảm bằng tài sản/ Không bảo đảm bằng tài sản

(Trường hợp có bảo đảm bằng tài sản theo hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh số…. ngày …. tháng… năm 200… , kèm theo hợp đồng này).

-Các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: +

Điều 4. Quyền và nghiã vụ của Bên A

4.1, Bên A có quyền :

a) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên B hoặc bên bảo lãnh đối ứng.

mình cho bên B;

c) Yêu cầu bên B cung gấp tài liệu về khả năng tài chính cũng như các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh;

d) Yêu cầu bên B thực hiện bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh; e) Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;

g) Hạch toán nghi nợ theo yêu cầu bên B hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà NHNo đã trả thay;

h)Khởi kiện theo qui định của pháp luật khi bên B, bên phát hành bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

i) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác nếu được bên nhận bảo lãnh chấp nhận bằng văn bản.

4.2, Bên A nghĩa vụ:

a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; b) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan

cho khách hàng khi bên B đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. (Theo hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh kèm theo hợp đồng này- trong trường hợp phải thực hiện bảo đảm cho bảo lãnh).

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B 5.1, Bên B có quyền:

a) Đề nghị bên A cấp bảo lãnh cho mình;

b) Yêu cầu bên A thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng bảo lãnh.

c) Khởi kiện theo qui định của pháp luật nếu bên A vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; d) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.

5.2- Bên B có nghĩa vụ:

cầu của bên A;

b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh và bên A;

c) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho bên B theo thoả thuận;

d) Trong trường hợp hết thời hạn bảo lãnh mà không trả được nợ cho bên A, bên B phải có nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả cho bên A số tiền bên A đã trả thay bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; e) Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của bên A đối với các hoạt động liên quan đến giao dịch được bảo lãnh.

Điều 6.Những thoả thuận khác ...

Điều 7. Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng

Khi một trong hai bên muốn có sự thay đổi nội dung điều khoản nào của hợp đồng này, hoặc có tranh chấp phát sinh, thì gửi đề xuất tới bên kia bằng văn bản trước 5 ngày làm việc. Nếu bên kia chấp thuận, hai bên sẽ ký bổ sung điều khoản thay đổi đó trong một thỏa thuận bằng một phụ lục hợp đồng đi liền với hợp đồng này. Trường hợp chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng này phải được hai bên cùng thoả thuận.

Điều 8. Cam kết chung

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Nếu có tranh chấp hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại toà án có thẩm quyền nơi có trụ sở chính của bên A.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký cho tới ngày bên B hoàn thành đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh và bên A theo hợp đồng này.

Kèm theo hợp đồng này, có hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ. Các văn bản này sẽ có hiệu lực ngay tại thời điểm bên B không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng), bên A phải trả thay cho các nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản, các bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

2. Thư bảo lãnh:

Mẫu Số: 05/BL

(Do Ngân hàng lập) …., ngày….tháng….năm ….

Kính gửi:(Là đơn vị nhận bảo lãnh)

Căn cứ đề nghị bảo lãnh ngày...tháng...năm, của ... Về việc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo ... Chúng tôi chi nhánh NHNo&PTNT ... có trụ sở tại ………..., sau đây gọi là "Ngân hàng", Chấp thuận cung cấp một bản bảo lãnh thanh toán cho...

bằng một khoản tiền là : ...

(Bằng chữ: ...)

Để bảo lãnh cho: ……… thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình theo hợp đồng hoặc văn bản, số…………..ngày …………..tháng ……….năm………

Chúng tôi cam kết sẽ chuyển ngay cho bên nhận bảo lãnh toàn bộ, hoặc một phần khoản tiền nêu trên khi bên nhận bảo lãnh có văn bản thông báo bên thực hiện nghĩa vụ thanh toán vi phạm các nghĩa vụ thanh toán theo cam kết.

Bảo lãnh này có hiệu lực trong toàn bộ thời gian có hiệu lực của hợp đồng hoặc văn bản được ký kết giữa bên nhận bảo lãnh và bên thực hiện nghĩa vụ thanh toán cộng thêm...ngày, sau khi thời gian thực hiện hợp đồng hết hiệu lực. Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh này phải gửi tới Ngân hàng trước thời hạn nói trên.

CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ……….

GI¸M Đèc

NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHI NHÁNH……….

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)