Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa Bước 1: Lập hồ sơ bảo lãnh
Khách hàng tiến hành lập hồ sơ và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho ngân hàng. Giám sát và xử lý Thẩm định bảo lãnh Soạn thảo văn bản bảo lãnh Phát hành văn bản bảo lãnh Kết thúc bảo lãnh Lập hồ sơ bảo lãnh
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm:
o Giấy đề nghị bảo lãnh.
o Dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi.
o Hợp đồng tín dụng (Đối với bảo lãnh vây vốn trong nước).
o Hồ sơ tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh (Nếu phải áp dụng biện pháp bảo đảm).
o Các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản bảo lãnh.
o Các báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, liền kề (đối với khách hàng là tổ chức):
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính. Bước 2: Thẩm định bảo lãnh
Dựa vào các tài liệu trên kết hợp với những thông tin bổ sung từ các nguồn khác như phỏng vấn trực tiếp khách hàng, trung tâm thông tin tín dụng CIC, sách báo, tạp chí. . . , cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích khách hàng. Trong quá trình phân tích, tìm hiểu về khả năng tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng và uy tín của khách hàng, cán bộ tín dụng chủ yếu nhằm định lượng rủi ro về phía khách hàng (người được bảo lãnh); từ đó xem xét có chấp nhận bảo lãnh hay không. Nếu mức độ rủi ro được đánh giá ở mức cho phép thì chấp nhận bảo lãnh còn nếu mức độ rủi ro được đánh giá ở mức không cho phép thì từ chối bảo lãnh.
Bước 3: Soạn thảo văn bản bảo lãnh Cơ sở soạn thảo văn bản bảo lãnh:
Đây là một bước quan trọng trong toàn bộ qui trình bảo lãnh. Do yêu cầu bảo lãnh xuất phát từ hợp đồng, nên các yếu tố trong văn bản bảo lãnh không phải do ngân hàng tự sáng tạo hoặc đề xuất mà phải được xây dựng từ nội dung hợp đồng cơ sở (hợp đồng giao dịch giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh) và
giấy đề nghị của khách hàng. Và việc nghiên cứu hợp đồng gốc cần phải được thực hiện một cách cụ thể như sau:
Xem xét bản chất giao dịch và rủi ro đi kèm để quyết định loại bảo lãnh được phát hành.
Xem xét nghĩa vụ của khách hàng phải thực hiện trong hợp đồng cơ sở, năng lực thực hiện nghĩa vụ và nghĩa vụ bị vi phạm trong những tình huống nào…
Do bảo lãnh là sản phẩm của hợp đồng cơ sở nên thời hạn hiệu lực của bảo lãnh sẽ bị chi phối bởi thời hạn hiệu lực của hợp đồng cơ sở
Nội dung soạn thảo văn bản bảo lãnh:
Văn bản bảo lãnh thường có hình thức là hợp đồng bảo lãnh (giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh) và thư bảo lãnh (giữa ngân hàng và bên nhận bảo lãnh). “Hợp đồng bảo lãnh” là văn bản thoả thuận giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả. “Thư bảo lãnh” là cam kết đơn phương bằng văn bản của bên bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Nhìn chung không có một mẫu văn bản thống nhất cho tất cả các loại bảo lãnh cũng như cho tất cả các ngân hàng phát hành nhưng nội dung văn bản bảo lãnh phải chứa đựng các yếu tố cơ bản sau:
Chỉ định các bên tham gia: thông tin về ngân hàng phát hành, người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh.
Mục đích bảo lãnh: Mỗi loại bảo lãnh có mục đích khác nhau tùy theo hợp đồng giao dịch (hợp đồng cơ sở) giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Số tiền bảo lãnh: Là mức giới hạn thanh toán của ngân hàng bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh khi người được bảo lãnh vi phạm các nghĩa vụ. Số tiền bảo lãnh cũng dựa trên bản chất của hợp đồng giao dịch (hợp đồng cơ sở) giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Các điều kiện thanh toán: Quy định các chứng từ cần thiết phải xuất trình, làm cơ sở để ngân hàng thực hiện các cam kết thanh toán với bên nhận bảo lãnh.
Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: Khoảng thời gian quy định để ngân hàng phát hành thực hiện cam kết thanh toán. Thời hạn này cũng dựa trên hợp đồng giao dịch (hợp đồng cơ sở) giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
(Xin mời xem chi tiết nội dung của Hợp đồng bảo lãnh và Thư bảo lãnh ở Phụ lục số 1 và 2)
Bước 4: Phát hành văn bản bảo lãnh
Sau khi soạn thảo xong văn bản, ngân hàng tiến hành ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng đồng thời chuyển trực tiếp thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Về phía ngân hàng phát hành phải làm các công việc sau đây:
Thu phí phát hành bảo lãnh từ người được bảo lãnh. Trường hợp bảo lãnh thường xuyên và kéo dài, phí sẽ được thu theo định kỳ thoả thuận với khách hàng.
Quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản riêng. Mức ký quĩ thường tính tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, nhằm bảo đảm khả năng bồi hoàn của khách hàng sau khi ngân hàng thực hiện cam kết thanh toán cho người hưởng. Tùy theo uy tín của khách hàng, tỷ lệ ký quỹ có thể dao động từ 10% - 100% số tiền bảo lãnh.
Tiến hành thủ tục nhận bảo đảm (thế chấp, cầm cố…). Ghi giá trị bảo lãnh vào sổ theo dõi (ngoại bảng). Bước 5: Giám sát và xử lý
Tùy từng loại bảo lãnh cụ thể khác nhau mà cán bộ thực hiện bảo lãnh có thể thực hiện một số công việc sau:
• Theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. • Theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ.
• Hạch toán số dư bảo lãnh.
• Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh:
+ Theo dõi tình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Thu phí bảo lãnh.
+ Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. + Xử lý khi phải trả nợ thay.
+ Xử lý các vướng mắc khác (nếu có). Bước 6: Kết thúc bảo lãnh
Tất toán bảo lãnh.
Giải tỏa tài sản đảm bảo bảo lãnh. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Lưu trữ hồ sơ.