Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 60)

2.2.5.1. Phân tích chất lượng hoạt động bảo lãnh qua một số chỉ tiêu định lượng Về doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm. Qua các năm gần đây tuy có sự biến động lớn về tình hình kinh tế thế giới và khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng doanh số bảo lãnh của NHNo&PTNT Khánh Hòa vẫn có những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.6: Doanh số các sản phẩm bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa ĐVT: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Bảo lãnh dự thầu 9.148 11,31% 17.650 18,47% 20.208 16,83% 2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 17.284 21,37% 23.907 25,02% 28.362 23,62% 3. Bảo lãnh thanh toán 18.487 22,85% 17.500 18,31% 38.038 31,68% 4. Bảo lãnh bảo hành 21.585 26,68% 15.192 15,90% 17.250 14,37% 5. Bảo lãnh hoàn thanh toán 14.390 17,79% 21.309 22,30% 16.222 13,51% Doanh số bảo lãnh 80.894 100% 95.558 100% 120.080 100%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh – NHNo&PTNT Khánh Hòa)

Bảng 2.7: Doanh số bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

ĐVT: Triệu đồng

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền +(-) % +(-) % Doanh số

bảo lãnh 80.894 95.558 120.080 14.664 18,13% 24.522 25,66%

Đồ thị 2.6: Doanh số bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

80.894

95.558

120.080

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Triệu đồng

Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh

Qua bảng 2.4 và đồ thị 2.6 ta thấy doanh số bảo lãnh đã có sự gia tăng nhanh và ổn định qua các năm. Từ 80.894 triệu đồng trong năm 2008 đã tăng đến 95.558 triệu đồng vào năm 2009 với mức tăng 14.664 triệu đồng (18,13%) và đạt 120.080 triệu đồng vào năm 2010 với mức tăng 24.522 triệu đồng (25,66%). Có được kết quả trên là nhờ vào sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng đối với hoạt động bảo lãnh hiện nay cũng như thực tế tại địa bàn và nhu cầu thiết yếu của các cá nhân và doanh nghiệp cần được bảo lãnh. Tất cả cam kết bảo lãnh trước khi phát sinh đều được thẩm định kỹ càng để tránh các rủi ro không chỉ cho ngân hàng mà còn cho chính những doanh nghiệp – những khách hàng thân thiết của ngân hàng.

Cũng qua bảng 2.4 ta biết được những loại hình bảo lãnh đang phổ biến hiện nay tại NHNo&PTNT Khánh Hòa. Với số liệu trên thì 3 loại bảo lãnh là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán có mức tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong các sản phẩm bảo lãnh tại ngân hàng trong những năm gần đây. Bảo lãnh dự thầu từ 9.148 triệu đồng năm 2008 đã tăng đến 20.208 triệu đồng vào năm 2010 với mức tăng 11.060 triệu đồng (120,90%), chiếm 16,83% trong cơ cấu bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đạt 28.362 triệu đồng trong năm 2010 so với năm 2008 đã tăng lên 11.078 triệu đồng (64,09%), chiếm 23,62% trong cơ cấu bảo lãnh. Bảo lãnh thanh toán từ 18.487 triệu đồng trong năm 2008 đã tăng đến

38.038 triệu đồng vào năm 2010 với mức tăng là 19.551 triệu đồng (105,76%), chiếm 31,68% trong cơ cấu bảo lãnh. Nguyên nhân là vì đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và các chủ đầu tư nước ngoài, do đó nếu muốn tham gia dự án đều phải đăng ký dự thầu và điều kiện tiên quyết là phải có bảo lãnh dự thầu của ngân hàng. Sau khi đã trúng thầu, nhà đầu tư cần loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng để ràng buộc chủ thầu thi công vì giá trị của các dự án đầu tư là rất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đòi hỏi phải mua sắm nhiều trang thiết bị, máy móc, hàng hóa nguyên liệu do vậy để tăng uy tín của mình với đối tác, các doanh nghiệp đã sử dụng hình thức bảo lãnh thanh toán nhằm nhờ ngân hàng làm người bảo lãnh có uy tín sẽ đứng ra thanh toán thay cho nhà cung cấp. Do đó 3 hình thức bảo lãnh này luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp và cá nhân trong giai đoạn hiện nay.

Về dư nợ bảo lãnh

Nếu như doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các hợp đồng bảo lãnh phát sinh trong năm thì dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh tại một thời điểm nhất định. Cũng như doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh cũng là một chỉ tiêu thể hiện chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Bảng kết quả dư nợ bảo lãnh dưới đây được lấy vào thời điểm cuối mỗi năm tại NHNo&PTNT Khánh Hòa. Tại thời điểm này, dư nợ bảo lãnh sẽ cho biết được giá trị các hợp đồng bảo lãnh còn hiệu lực tại ngân hàng.

Bảng 2.8: Dư nợ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

ĐVT: Triệu đồng

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền +(-) % +(-) % Dư nợ

bảo lãnh 70.503 60.415 68.912 -10.088 -14,31% 8.497 14,06%

Đồ thị 2.7: Dư nợ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

70.503

60.415

68.912

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ bảo lãnh

Dư nợ bảo lãnh

Qua bảng 2.5 và đồ thị 2.6 cho ta thấy được số dư nợ bảo lãnh mỗi năm tại NHNo&PTNT Khánh Hòa. Không có mức tăng đều như doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh chia làm 2 thời kỳ, có sự sụt giảm trong giai đoạn 2008 – 2009 và tăng trưởng trong giai đoạn 2009 – 2010.

Năm 2009, dư nợ bảo lãnh đạt 60.415 triệu đồng, giảm 10.088 triệu đồng (14,31%) so với năm 2008. Nguyên nhân giải thích cho sự sụt giảm này là: năm 2008 có những biến động lớn về khủng hoảng tài chính dẫn đến số lượng các hợp đồng bảo lãnh tăng cao, lúc này các doanh nghiệp cần vốn sản xuất nên chưa thể đáp ứng ngay cho nhà cung cấp, vì vậy số lượng cam kết bảo lãnh trong năm tăng cao đẫn đến dư nợ cuối năm cũng tăng theo. Đến năm 2009, số lượng các khoản bảo lãnh giảm một phần vì các hợp đồng bảo lãnh cũ đã đến hạn giải tỏa, các hợp đồng bảo lãnh mới đều là ngắn hạn đồng thời các doanh nghiệp chủ động cắt giảm các chi phí không cần thiết trong đó có phí bảo lãnh tại ngân hàng vì tình hình thị trường đang trong giai đoạn bão giá cao. Bên cạnh đó, ngành xây dựng trong năm này cũng gặp nhiều khó khăn vì biến động tỷ giá nên các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có phần giảm sút, do đó các chủ thầu và nhà đầu tư thường không chọn sử dụng các cam kết bảo lãnh từ ngân hàng hoặc chỉ thực hiện bảo lãnh trong thời gian ngắn (dưới 1 năm) để giảm thiểu chi phí bảo lãnh cao. Thêm vào đó, việc mở rộng mạng

lưới giao dịch của nhiều ngân hàng trên địa bàn trong năm 2009 cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh về phí bảo lãnh.

Năm 2010, dư nợ bảo lãnh đạt 68.912 triệu đồng, tăng 8.497 triệu đồng (14,06%) so với năm 2009. Việc điều chỉnh liên tục biểu phí dịch vụ trong đó có bảo lãnh của NHNo&PTNT Khánh Hòa đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và điều chỉnh dư nợ trong năm này. Các hợp đồng bảo lãnh dài hạn có phát sinh nhiều hơn trước và tăng mạnh vào giai đoạn nửa cuối năm 2010 đã làm gia tăng các khoản bảo lãnh còn hiệu lực tính đến cuối năm 2010. Việc gia tăng dư nợ cũng góp phần đem lại cho ngân hàng doanh thu lớn từ phí bảo lãnh, thúc đẩy cho doanh thu dịch vụ nói riêng và tổng doanh thu nói chung của ngân hàng tăng cao.

Về doanh thu phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của NHNo&PTNT Khánh Hòa trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống.

Bảng 2.9: Doanh thu bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu từ phí bảo lãnh 1.582 2.374 3.326

Doanh thu từ phí dịch vụ 15.095 18.591 20.840

Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trong

doanh thu phí dịch vụ 10,48% 12,77% 15,96%

10,48% 12,77% 15,96% Đồ thị 2.8: Doanh thu bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

1.582 15.095 2.374 18.591 3.326 20.840

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Triệu đồng

Cơ cấu doanh thu bảo lãnh và dịch vụ

Doanh thu từ phí bảo lãnh Doanh thu từ phí dịch vụ

Từ các số liệu trên cho thấy từ năm 2008 đến năm 2010 doanh thu từ phí của hoạt động bảo lãnh có sự gia tăng liên tục qua các năm, cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu phí dịch vụ. Năm 2008, doanh thu từ phí bảo lãnh đạt 1.582 triệu đồng, đến năm 2009 đã tăng lên 2.374 triệu đồng và đạt 3.326 triệu đồng vào năm 2010. Cùng với đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trong doanh thu phí dịch vụ cũng tăng lên tương ứng, từ 10,48% trong năm 2008 lên 12,77% vào năm 2009 và 15,96% vào năm 2010.

Việc gia tăng của doanh số bảo lãnh qua các năm đã góp phần giúp cho nguồn thu từ phí bảo lãnh tăng theo. Với mức tăng nhanh và ổn định, doanh thu bảo lãnh đã làm tăng doanh thu dịch vụ, đóng góp vào thu nhập chung của ngân hàng. Từ đó tỷ trọng đóng góp của doanh thu bảo lãnh cũng có xu hướng tăng đều qua các

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

năm. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh. Qua kết quả đã đạt được cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Khánh Hòa không ngừng được cải thiện và ngày càng tăng trưởng mạnh hơn.

Về dư nợ bảo lãnh quá hạn

Dư nợ bảo lãnh quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Là một NHNN lớn, NHNo&PTNT Khánh Hòa rất quan tâm đến việc kiểm soát chỉ tiêu này.

Bảng 2.10: Dư nợ bảo lãnh quá hạn tại NHNo&PTNT Khánh Hòa ĐVT: Triệu đồng

2008 2009 2010 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Dư nợ bảo lãnh 70.503 60.415 68.912

Dư nợ bảo lãnh quá hạn 39 17 10

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn/dư nợ bảo lãnh 0,0553% 0,0281% 0,0145%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh – NHNo&PTNT Khánh Hòa)

Dư nợ bảo lãnh quá hạn của NHNo&PTNT Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 thấp và có tỷ lệ đạt 0,0553% trong năm 2008; 0,0281% trong năm 2009 và 0,0145% trong năm 2010 so với số dư bảo lãnh. Điều này cũng cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Khánh Hòa được kiểm soát khá tốt. Có được kết quả là nhờ công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đã được chú trọng từ khâu thẩm định khách hàng đến các khâu xử lý trong và sau khi phát hành cam kết bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)