Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 28)

Hoạt động bảo lãnh từ khi ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho bản thân ngân hàng và nền kinh tế. Tuy nhiên bảo lãnh cũng chứa nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Do đó mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh. Hiện nay hệ thống chỉ tiêu chưa được cụ thể và thống nhất nhưng thông thường để đánh giá vẫn dựa trên hai nhóm chỉ tiêu chính:

1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu định lượng:

Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh:

Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm. Doanh số bảo lãnh tăng lên qua các năm cho thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang được mở rộng và phát triển, cũng có nghĩa là chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không ngừng được nâng lên. Chính điều này sẽ tạo uy tín ngày càng cao của ngân hàng trên thị trường và thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Doanh số bảo lãnh tăng trưởng một cách đều đặn còn chứng tỏ sự ổn định trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng dư nợ bảo lãnh cao cũng sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán thay cho khách hàng thì ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu như các biện pháp phòng ngừa rủi ro được thực hiện không tốt. Chính vì vậy, tuy là một chỉ tiêu quan trọng nhưng doanh số bảo lãnh không phải là chỉ tiêu duy nhất phản ánh chính xác được chất lượng bảo lãnh. Ngân hàng phải kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu khác mới đưa ra được kết luận cuối cùng, ví dụ như dư nợ bảo lãnh quá hạn hay doanh thu bảo lãnh v..v..

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh:

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh là một chỉ tiêu quan trọng và có tính chất đánh giá bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lượng. Doanh thu bảo lãnh được

tính từ tổng số phí thu được mà khách hàng tham gia bảo lãnh đã trả và các khoản thu từ số tiền ký quỹ của khách hàng đem lại. Doanh thu lớn và tăng trưởng đều đặn qua các năm sẽ phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh ngày một tốt hơn.

Bên cạnh đó cần xem xét mối quan hệ giữa doanh thu bảo lãnh với doanh thu dịch vụ và tổng doanh thu của ngân hàng.

Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trong doanh thu dịch vụ (%) =

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x 100% Tổng doanh thu dịch vụ

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng chứng tỏ tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.

Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu (%) =

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x 100% Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn:

Dư nợ bảo lãnh quá hạn là khoản vốn ngân hàng trả thay cho người được bảo lãnh, đến hạn thanh toán nhưng khách hàng vẫn chưa bồi hoàn lại cho ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn lớn chứng tỏ chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng không tốt và ngân hàng đang phải đứng trước nguy cơ mất vốn. Và ngược lại một dư nợ bảo lãnh quá hạn nhỏ chứng tỏ ngân hàng đã quản lý rất tốt nguồn vốn của mình.

Ngân hàng cũng xem xét chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh trong mối quan hệ với doanh số bảo lãnh trong năm.

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn (%) = Dư nợ bảo lãnh quá hạn x 100% Dư nợ bảo lãnh

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh, phần trăm doanh số bảo lãnh đã phát sinh rủi ro. Khi dư nợ bảo lãnh giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng thì tỉ lệ này sẽ giảm. Một tỷ lệ dư nợ bảo lãnh thấp là biểu hiện của một hoạt động bảo lãnh có chất lượng tốt.

Khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết, ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cho người nhận bảo lãnh thay cho người được bảo lãnh. Lúc này, ngân hàng sẽ buộc khách hàng nhận nợ và tiến hành ghi Nợ tài khoản. Đến kỳ hạn thanh toán nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả, ngân hàng sẽ đưa khoản này vào nợ quá hạn và áp dụng lãi phạt. Tuy nhiên, nếu khoản nợ quá hạn phát sinh từ một khoản bảo lãnh có thời hạn trên một năm thì tính chính xác của hai chỉ tiêu trên không còn lớn nữa. Trong dư nợ bảo lãnh quá hạn năm nay sẽ có một bộ phận không nhỏ là nợ quá hạn từ năm trước đọng lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhận xét, đánh giá về hiệu quả của hoạt động bảo lãnh trong năm nay.

Để đánh giá một cách xác thực hơn ngân hàng có thể xem xét thêm một số chỉ tiêu khác như: cơ cấu dư nợ bảo lãnh quá hạn theo thời hạn, cơ cấu doanh số bảo lãnh theo thời hạn… Hai chỉ tiêu sau cũng là những chỉ tiêu có ý nghĩa trong đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh:

Tỷ lệ nợ quá hạn

khê đọng (%) =

Dư nợ bảo lãnh từ 6 tháng đến 1 năm x 100% Dư nợ bảo lãnh

Tỷ lệ nợ quá hạn

khó đòi (%) =

Dư nợ bảo lãnh trên 1 năm x 100% Dư nợ bảo lãnh

Đối với các khoản nợ từ 6 tháng đến 1 năm được xếp vào nợ quá hạn khê đọng, còn nợ quá hạn trên 1 năm được xếp vào nợ khó đòi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2.2.Nhóm chỉ tiêu định tính:

Bên cạnh nhóm chỉ tiêu định lượng thì nhóm chỉ tiêu định tính cũng có một vai trò không kém phần quan trọng. Để sản phẩm bảo lãnh thật sự có chất lượng thì ngân hàng phải tiếp tục xem xét một số chỉ tiêu tổng hợp khác như sau:

Phản hồi từ phía khách hàng

Như đã nói, mọi hoạt động của ngân hàng sẽ không thể hoàn thiện và đạt kết quả cao nếu không có sự phản hồi từ phía khách hàng. Xét riêng hoạt động bảo lãnh thì sự phản hồi của khách hàng là:

Thái độ và trách nhiệm làm việc của cán bộ phụ trách hoạt động bảo lãnh: Ngân hàng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất với một thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công của ngân hàng.

Về biểu phí bảo lãnh cạnh tranh giữa các ngân hàng: Yếu tố đầu tiên mà khách hàng xem xét để quyết định có sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng hay không chính là phí bảo lãnh. Nếu biểu phí cao hơn so với các ngân hàng khác sẽ làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu mức phí quá thấp sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy cần phải xây dựng một biểu phí hợp lý vừa có tính cạnh tranh vừa sinh lợi cho ngân hàng.

Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh: Nhu cầu của khách hàng không ngừng tăng cao, ngày càng phong phú và đa dạng theo sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng phải nhanh chóng nắm bắt để phục vụ được những nhu cầu đó. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng nhận biết được loại hình nào thật sự hấp dẫn đối với khách hàng, cần phải chú trọng phát triển. Cũng như đa dạng hóa là một hình thức để phân tán, giảm thiểu rủi ro.

Mạng lưới ngân hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý vừa là nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Một NHTM với mạng lưới

ngân hàng đại lý rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh nước ngoài nhờ vị thế nhất định và khả năng hợp tác rộng rãi với các đối tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 28)