Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 68)

2.2.6.1. Thông qua mô hình SWOT

Điểm mạnh:

- Sản phẩm bảo lãnh khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng.

- Phát hành các hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn.

- Cam kết bảo lãnh có độ tin cậy cao. - Mạng lưới giao dịch, khách hàng, đại lý rộng khắp.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. - Đội ngũ nhân viên có trình độ, chuyên nghiệp.

- Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Điểm yếu:

- Khả năng cạnh tranh về phí bảo lãnh chưa cao.

- Không có phòng bảo lãnh riêng biệt. - Bảo lãnh nước ngoài, dài hạn thấp. - Chưa có cơ chế quản trị rủi ro bảo lãnh độc lập.

- Chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp. - Hoạt động quảng cáo, tiếp thị bảo lãnh chưa cao.

- Lĩnh vực xây dựng cơ bản không phải là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng.

Cơ hội:

- Nhiều nơi trên địa bàn vẫn chưa có chi nhánh giao dịch.

- Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập còn xa lạ với dịch vụ bảo lãnh.

Thách thức:

- Cạnh tranh nội bộ ngành ngân hàng ngày càng tăng lên.

- Gia nhập WTO gia tăng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài.

Qua mô hình SWOT cho chúng ta thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức của hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa. Những phân tích trên sẽ là căn cứ để đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế cần khắc phục và quan trọng hơn là đưa ra các biện pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.

Kết quả đạt được:

Qua mô hình SWOT, cùng với những phân tích về các chỉ tiêu định lượng và định tính, có thể thấy được hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa đã được những kết quả như sau:

+ Nhìn chung giai đoạn từ năm 2008 cho đến nay, hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Khánh Hòa đã có sự tăng trưởng đều và ổn định qua các năm. Với sự quan tâm và theo dõi sát sao của ban lãnh đạo ngân hàng, chất lượng hoạt động bảo lãnh ngày càng hoàn thiện, công tác quản trị rủi ro bảo lãnh cũng được dần chú ý. Với sự phát triển linh hoạt và bền vững, doanh thu hoạt động bảo lãnh ngày càng tăng, đóng góp ngày càng nhiều vào doanh thu chung của ngân hàng.

+ Sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng và thực tế tại địa bàn hoạt động. Luôn bám sát và vận dụng các thông lệ quốc tế cũng như các cơ sở pháp lý trong nước đã giúp cho các cam kết bảo lãnh khi phát hành có tính chặt chẽ, chuẩn xác, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho các bên liên quan cũng như các tranh chấp không đáng có. Nhờ vậy, khách hàng tham gia dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng ngày càng nhiều thể hiện chất lượng bảo lãnh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

+ Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, NHNo&PTNT Việt Nam đã được bổ sung vốn điều lệ, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với lợi thế đó, các chi nhánh cấp 1 của hệ thống đều có quyền phát hành các cam kết bảo lãnh có giá trị lớn. Đây là một lợi thế cho NHNo&PTNT Khánh Hòa bởi vì các cam kết bảo lãnh có giá trị lớn thường có thời hạn dài, từ đó mức phí bảo lãnh cũng cao góp phần nâng cao doanh thu dịch vụ cho ngân hàng.

+ Với lợi thế là NHTM NN trên địa bàn tỉnh có nguồn vốn, quy mô hoạt động lớn cùng với uy tín đã tạo dựng từ lâu, các sản phẩm của ngân hàng nói chung và bảo lãnh nói riêng đều có được sự tin cậy của đông đảo khách hàng về tính an toàn cũng như chất lượng sản phẩm. Không những thế, với mạng lưới giao dịch cũng như mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, NHNo&PTNT Khánh Hòa có nhiều cơ hội trong việc hợp tác quốc tế cũng như nâng cao khả năng quản trị trong hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.

+ Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự thành công của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, nên chính sách về con người rất được NHNo&PTNT Khánh Hòa quan tâm. Trong chính sách phát triển của mình, ngân hàng luôn hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách hàng, từ thái độ, cung cách phục vụ đến kỹ năng nghiệp vụ. Với hoạt động bảo lãnh cũng vậy. Đội ngũ nhân viên tác nghiệp phần đông được đào tạo bài bản và thông thạo ngoại ngữ. Bên cạnh đó, giữa các chi nhánh và các phòng ban có liên quan tại Hội sở luôn có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần tích cực trong việc nhận diện và quản lý rủi ro trong hoạt động này.

+ Với việc chính thức đưa hệ thống IPCAS (hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng được xử lý trực tuyến tập trung nhằm giúp ngân hàng quản lý các giao dịch, lưu trữ chứng từ, xử lý số liệu, tự động hoá theo hình thức giao dịch một cửa) đã góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tại ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh. Từ đó chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng được

nâng cao. Trang thiết bị tại các phòng giao dịch được nâng cấp hiện đại cùng với việc thanh toán và giao dịch nhanh chóng làm giảm tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng.

Hạn chế cần khắc phục:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục tại Ngân hàng.

- Trước hết là vấn đề cạnh tranh, nếu so sánh về lãi suất cũng như các phí dịch vụ khác trong đó có phí bảo lãnh thì khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT Khánh Hòa chưa cao. Hiện nay đối thủ của NHNo&PTNT Khánh Hòa là các NHTM trên địa bàn như Vietcombank, BIDV với mức phí bảo lãnh thấp hơn. Vietcombank với ưu thế bảo lãnh nước ngoài vượt trội, BIDV với sự phát triển mạnh về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, NHNo&PTNT Khánh Hòa phải không ngừng cạnh tranh, tận dụng lợi thế của mình trong việc thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong thời gian gần đây tuy doanh số và doanh thu bảo lãnh có tăng trưởng nhưng mức tăng không cao và nếu so sánh với các NHTM trên địa bàn thì vẫn còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện tại, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Khánh Hòa vẫn chưa có phòng bảo lãnh riêng biệt, các cán bộ nhân viên phòng Tín dụng vẫn phải kiêm nhiệm thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bên cạnh hai nghiệp vụ chính là huy động và cho vay. Do vậy đôi khi hoạt động bảo lãnh chưa được chuyên tâm nhiều so với các nghiệp vụ chính. Đồng thời việc nhận diện các rủi ro xảy ra với hợp đồng bảo lãnh cũng chưa cao vì chưa có phòng bảo lãnh tách riêng. Tuy các rủi ro vẫn được nhận biết và xử lý như các rủi ro tín dụng nhưng đây cũng là vấn đề Ngân hàng cần lưu ý và khắc phục trong tương lai.

- Hoạt động bảo lãnh nước ngoài tại Chi nhánh vẫn còn rất thấp. Nếu so sánh với Vietcombank là NHTM CP đã có hoạt động bảo lãnh nước ngoài từ lâu đời và gần đây là BIDV với thế mạnh là lĩnh vực xây dựng cơ bản thì con số này còn thấp. Bên cạnh đó, hình thức bảo lãnh dài hạn cũng chưa cao, đa phần các hợp đồng bảo

lãnh đều là ngắn hạn (dưới 1 năm). Có thể vì tính chất rủi ro cao ngân hàng chưa đẩy mạnh các loại hình bảo lãnh này. Nhưng nếu thực hiện được thì doanh thu từ phí bảo lãnh đem lại là rất cao. Vì vậy ngân hàng nên xem xét và có hướng giải quyết trong tương lai.

- Khách hàng tham gia bảo lãnh hiện nay tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp trong khi đó đối tượng khách hàng là cá nhân có nhu cầu về sản phẩm bảo lãnh chưa được đẩy mạnh tiếp cận. Mặt khác trong hoạt động bảo lãnh NHNo&PTNT Khánh Hòa vẫn còn hạn chế các quy chế tài chính cho hoạt động marketing ngân hàng. Các quy chế tài chính vẫn còn bị bó buộc nên đã hạn chế các hoạt động quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Do đó các sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng vẫn chưa được nhiều khách hàng biết đến.

Rủi ro bảo lãnh:

Trong hoạt động bảo lãnh, nhận diện và quản lý rủi ro là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh các thủ đoạn gian lận, lừa đảo và giả mạo ngày càng nhiều và tinh vi. Đa số các cam kết bảo lãnh bị làm giả chủ yếu để phục vụ cho các tổ chức phát hành để tránh sử dụng đến ngân quỹ, chẳng hạn: dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành,... Các trường hợp này thường ít được phát hiện, tuy rất dễ nhận biết, bởi bên nhận bảo lãnh trong nước thường ít chú trọng đến cam kết bảo lãnh và thường xem đó như một thủ tục. Đây là điều rất bất lợi cho bên nhận bảo lãnh và dễ bị lợi dụng. Rõ ràng, trong trường hợp này, việc phối hợp giữa ngân hàng phát hành và bên nhận bảo lãnh là phương pháp hiệu quả để phát hiện các rủi ro này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa (Trang 68)