3.4.1.1. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo
Đối với hoạt động bảo lãnh, quy chế bảo lãnh ngân hàng (QĐ 398/QĐ- HĐQT-TD) được xem là cuốn cẩm nang nghiệp vụ để các cán bộ tác nghiệp có thể thực hiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh một cách thông suốt và hiệu quả nhất. Tuy nhiên với đặc điểm vừa là hình thức cấp tín dụng, vừa là loại hình dịch vụ nên bản thân bảo lãnh chứa đựng rất nhiều rủi ro mà trong quá trình thực hiện, cán bộ tác nghiệp không thể lường hết được. Do đó, Agribank nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại nghiệp vụ bảo lãnh cũng như các buổi chuyên đề, giao lưu giữa các chi nhánh trong cả nước để các cán bộ tác nghiệp có thể được cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất về bảo lãnh, cũng như các kinh nghiệm về xử lý rủi ro khi thực hiện quy trình này. Để từ đó các cán bộ nhân viên có thể được hệ thống hóa và chuẩn hóa các kiến thức về bảo lãnh nhằm hạn chế được những rủi ro khi tác nghiệp.
3.4.1.2. Bổ sung cơ chế quản trị rủi ro
Agribank cần sớm bổ sung cơ chế về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh trong quy chế đã ban hành. Hiện tại trong quy chế (QĐ 398/QĐ- HĐQT-TD) chưa có quy định về việc xử lý và giải quyết khi có rủi ro và tranh chấp xảy ra. Vì bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động này có những rủi ro đặc thù như gian lận, lừa đảo và giả mạo; do đó, trong cơ chế về quản trị rủi ro cần có các quy định bao trùm được các loại rủi ro này.
3.4.1.3. Chuyên môn hóa hoạt động bảo lãnh
Agribank cần thực hiện chuyên môn hóa rộng rãi hoạt động bảo lãnh đến các chi nhánh khác trong toàn hệ thống, trong đó có NHNo&PTNT Khánh Hòa. Tùy tình hình thực tế tại từng chi nhánh, có thể tổ chức thành bộ phận chuyên trách dưới hình thức tổ/ban bảo lãnh, hoặc phòng bảo lãnh độc lập. Đứng đầu bộ phận này phải là người có trình độ, có kỹ năng không chỉ về tín dụng (thẩm định khách hàng, hiệu quả phương án, nguồn trả và tài sản bảo đảm) mà còn về bảo lãnh (thông lệ quốc tế, tập quán kinh doanh, rủi ro đặc thù, …), có kinh nghiệm trong công tác bảo lãnh,
chịu trách nhiệm kiểm soát về nghiệp vụ trước khi cam kết bảo lãnh được phát hành và tham mưu cho lãnh đạo trong công tác bảo lãnh.
Ngoài ra, Agribank cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho thấy bộ phận này rất cần thiết và hữu ích. Thiết nghĩ đây là việc Agribank cần làm ngay bởi trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các giao dịch bảo lãnh nước ngoài ngày càng nhiều. Việc ra đời bộ phận chuyên trách hỗ trợ, tư vấn về pháp lý sẽ giúp nhân viên tác nghiệp sẽ bớt áp lực về công việc và tập trung nhiều hơn vào nghiệp vụ, đồng thời góp phần làm cho công tác khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn; và quan trọng nhất là Agribank sẽ hạn chế được rủi ro về pháp lý và tránh được bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.
3.4.1.4. Tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác
Agribank cần tạo điều kiện để NHNo&PTNT Khánh Hòa mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác tham gia đồng bảo lãnh cho một dự án hoặc một khách hàng lớn với số tiền bảo lãnh lớn và thời hạn bảo lãnh dài. Việc này giúp ngân hàng phân tán rủi ro.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và mở rộng hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý, để có thể nắm bắt các thông tin và vận dụng các kinh nghiệm hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
3.4.2. Với Ngân hàng Nhà nước
3.4.2.1. Ban hành văn bản hướng dẫn bảo lãnh liên doanh
Hiện nay trong thực tế, để có thể tham gia dự thầu, đã có nhiều nhà thầu liên doanh với nhau và yêu cầu các ngân hàng xem xét cấp bảo lãnh. Tuy nhiên trong quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có hướng dẫn loại hình bảo lãnh cho các liên doanh, điều kiện để các liên doanh được ngân hàng xem xét bảo lãnh, địa vị pháp lý của các liên doanh để xin ngân hàng bảo lãnh… Do đó rất khó cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy NHNN cần ban hành văn bản hướng dẫn NHNo&PTNT Khánh Hòa cũng như các ngân hàng khác thực hiện.
3.4.2.2. Nâng cao chất lượng Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
NHNN nên hỗ trợ các NHTM trong việc tổng hợp và cung cấp các thông tin về khách hàng chính xác và cập nhật, nâng cao vai trò hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN là nơi tập trung các nguồn thông tin đa dạng và phong phú, đồng thời phải tập hợp một đội ngũ chuyên gia phân tích và xử lý thông tin tài chính và tín dụng doanh nghiệp hàng đầu. Nâng cao chất lượng của CIC nhằm cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Khánh Hòa nói riêng.
3.4.2.3. Tham gia phê chuẩn công ước quốc tế về bảo lãnh
Trong hoạt động bảo lãnh hiện nay, Việt Nam cũng nên tham gia phê chuẩn công ước quốc tế về hoạt động bảo lãnh như Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự phòng (Công ước Uncitral). Khi công ước quốc tế này được phê chuẩn và sử dụng, sẽ giúp các bên áp dụng thống nhất một điều luật chung trong giao dịch, tránh được tình trạng một trong hai đối tác lựa chọn luật của nước mình áp dụng cho giao dịch, tạo bất lợi cho phía bên kia. Vì thế, khi Việt Nam phê chuẩn công ước này, các ngân hàng trong nước sẽ có được sự bình đẳng với các đối tác, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình và tránh được rủi ro khi có tranh chấp xảy ra.
3.4.2.4. Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo lãnh
Ngân hàng là một thể thống nhất, hoạt động Ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của nền kinh tế và sự tồn tại, phát triển của một quốc gia. Một ngân hàng có vấn đề sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền tới các Ngân hàng khác, do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động của các NHTM CP là rất cần thiết. Đối với hoạt động bảo lãnh, là một dịch vụ của Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, thì công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát càng trở nên quan trọng để đảm bảo hoạt động của hệ thống Ngân hàng là lành mạnh và phục vụ tối đa cho việc phát triển kinh tế xã hội, tăng cường sức mạnh quốc gia.
3.4.3. Với Chính Phủ
Những năm gần đây, hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng đã được dần hoàn thiện; tuy nhiên, trong lĩnh vực bảo lãnh các quy định pháp quy còn khá sơ sài. Bên cạnh đó, văn bản cụ thể quy định về hoạt động này là văn bản dưới luật như quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam, còn trong Bộ luật dân sự, Luật NHNN, Luật tổ chức tín dụng thì nghiệp vụ bảo lãnh chỉ mới được đề cập sơ lược nên tính ổn định không cao và bị vô hiệu trong trường hợp bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý và rủi ro cho các bên tham gia giao dịch này.
Do đó, cần sớm ban hành luật về bảo lãnh ngân hàng để việc điều chỉnh hoạt động này được đồng bộ. Điều này là cần thiết. Bởi lẽ, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng, các giao dịch này ngày càng đa dạng, phức tạp và vượt khỏi phạm vi của quốc gia. Hơn nữa, trong hoạt động bảo lãnh, nước ta chỉ mới có quy chế hướng dẫn thực hành, tuy nhiên, trong các văn bản này, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia dịch vụ bảo lãnh còn mơ hồ, không rõ ràng. Điều này làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, nếu nước ta không có một văn bản luật cụ thể thì khi tiến hành giao dịch bảo lãnh với đối tác nước ngoài, các ngân hàng phải dẫn chiếu luật của nước ngoài để áp dụng. Việc này trong nhiều trường hợp sẽ gây thiệt hại cho phía Việt Nam, đặc biệt khi các thuật ngữ và các điều khoản mà luật nước ngoài quy định chưa được hiểu chính xác. Chính vì vậy việc ban hành Luật về bảo lãnh ngân hàng sẽ là một trong những vũ khí giúp các ngân hàng trong nước cũng như Agribank tự vệ khi tham gia giao dịch bảo lãnh với các đối tác nước ngoài. Khi biên soạn và ban hành luật này, các cơ quan hữu quan cần có sự tham khảo các thông lệ, tập quán quốc tế và có sự vận dụng linh hoạt vào điều kiện của nước ta.
KẾT LUẬN
Là một hoạt động ra đời khá muộn nhưng bảo lãnh ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong hoạt động của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh không chỉ gia tăng doanh thu cho ngân hàng mà còn góp phần nâng cao thương hiệu cũng như uy tín của ngân hàng.
Qua thời gian 3 tháng thực tập tại NHNo&PTNT Khánh Hòa, em đã có cơ hội được nghiên cứu, tìm hiểu được quy trình thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Từ đó đánh giá được những thành tựu cũng như những hạn chế và khó khăn trong thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Trên cơ sở này đưa ra những giải pháp và những kiến nghị để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động bảo lãnh đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng và toàn nền kinh tế.
Với những thực tế đã nắm bắt được về nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng, cùng với những hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động này, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế này tại chính ngân hàng, đồng thời đề xuất những kiến nghị lên NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN và Chính phủ để chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Khánh Hòa nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung được nâng cao hơn nữa.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm bản thân và khả năng thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nhìn nhận, phân tích và đánh giá vấn đề. Vì vậy em mong nhận được sự nhận xét, góp ý và bổ sung từ các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Phùng Đức Nam, chú Nguyễn Xuân Huy, các thầy cô trong bộ môn Kế Toán – Tài Chính, trường Đại học Nha Trang và các cô chú, anh chị tại phòng Kế hoạch & Kinh doanh, NHNo&PTNT Khánh Hòa đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.Sĩ Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng, Hà Nội.
4. NHNo&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02/05/2007 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam về hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh Ngân hàng, Hà Nội.
5. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005). 6. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010 (số 47/2010/QH12 ngày
29/06/2010).
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Những quy định mới nhất Quy chế bảo lãnh, thẩm định tài chính vay và cho vay các tổ chức tín dụng chiến lược phát triển ngành ngân hàng năm 2011, Nhà xuất bản Lao Động.
8. Bài viết tại các trang web: Saga.vn, Vneconomy.vn, Tapchiketoan.com, agribank.com.vn, sbv.gov.vn.
PHỤ LỤC
1. Hợp đồng bảo lãnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu Số: 03/BL
(Do khách hàng lập và ngân hàng cùng lập)
HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH
Số:….. /HĐBL
Căn cứ luật dân sự 2005.
-Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng;
-Căn cứ Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam;
-Căn cứ đề nghị bảo lãnh của khách hàng.
-Căn cứ báo cáo thẩm định ngày…. tháng...năm...
Hôm nay, ngày . . . tháng . . . năm 200 . . tại NHNo&PTNT ... Chúng tôi gồm:
BÊN BẢO LÃNH (BÊN A):
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: ... Địa chỉ:...
Người đại diện là ông (bà): ………Chức vụ: ... Giấy ủy quyền số (nếu có): ………..do ông (bà) ……… ……. ủy quyền.
BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH (KHÁCH HÀNG) (BÊN B):
Tên khách hàng: ... Địa chỉ : ...
Người đại diện là ông (bà): ………Chức vụ: ... CMND số: . . . ngày cấp: . . . nơi cấp: . . . …………
Giấy ủy quyền số (nếu có): ………..do ông (bà) ……… ……. ủy quyền. Hai bên thống nhất việc bên A bảo lãnh cho bên B để thực hiện cam kết của bên B với bên nhận bảo lãnh là:... Địa chỉ. . . .theo nội dung thỏa thuận dưới đây:
Điều 1. Loại bảo lãnh, phạm vi, thời hạn, phí bảo lãnh:
1.1 Loại bảo lãnh:... 1.2 Số tiền bảo lãnh: Số tiền bằng số: ... Bằng chữ: ... 1.3. Thời hạn bảo lãnh: 1.4. Phí bảo lãnh: ... Điều 2. Mục đích bảo lãnh: -
Điều 3. Hình thức, điều kiện bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh
-Bảo đảm bằng tài sản/ Không bảo đảm bằng tài sản
(Trường hợp có bảo đảm bằng tài sản theo hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh số…. ngày …. tháng… năm 200… , kèm theo hợp đồng này).
-Các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: +
Điều 4. Quyền và nghiã vụ của Bên A
4.1, Bên A có quyền :
a) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên B hoặc bên bảo lãnh đối ứng.
mình cho bên B;
c) Yêu cầu bên B cung gấp tài liệu về khả năng tài chính cũng như các tài liệu liên quan đến giao dịch bảo lãnh;
d) Yêu cầu bên B thực hiện bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh; e) Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
g) Hạch toán nghi nợ theo yêu cầu bên B hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà NHNo đã trả thay;
h)Khởi kiện theo qui định của pháp luật khi bên B, bên phát hành bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
i) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác nếu được bên nhận bảo lãnh chấp nhận bằng văn bản.
4.2, Bên A nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; b) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan
cho khách hàng khi bên B đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. (Theo hợp đồng bảo đảm cho bảo lãnh kèm theo hợp đồng này- trong trường hợp phải thực hiện bảo đảm cho bảo lãnh).
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B 5.1, Bên B có quyền:
a) Đề nghị bên A cấp bảo lãnh cho mình;
b) Yêu cầu bên A thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng bảo lãnh.
c) Khởi kiện theo qui định của pháp luật nếu bên A vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;