Những tồn tại trong xuất khẩu nông sản sang thị trƣờng Đức và

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 72)

nguyên nhân của những tồn tại đó

Bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng Đức thì vẫn còn những tồn tại đáng kể:

2.3.2.1. Về chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Đức là thị trƣờng đòi hỏi khắt khe về chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi đó phần lớn hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Đức còn hạn chế về chất lƣợng. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện đã có mặt trên thị trƣờng Đức nhƣng sản phẩm ở dạng nguyên liệu thô, hoặc mới qua sơ chế chiếm tỷ lệ cao trong tổng khối lƣợng xuất khẩu. Sản phẩm nông sản xuất khẩu mới chỉ tận dụng đƣợc lợi thế về chi phí nhân công và điều kiện tự nhiên nhƣng hàm lƣợng công nghệ cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm còn thấp. Có thể đƣa ra một vài nguyên nhân của tình trạng này đó là:

- Khâu nghiên cứu, lai tạo và phát triển giống phục vụ cho việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn yếu kém. Việc tìm ra các giống nông sản thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của đất nƣớc, đồng thời đảm bảo năng suất và yêu cầu chất lƣợng ngày càng cao của thị trƣờng quốc tế vẫn là vấn đề nan giải của ngành nông nghiệp Việt Nam. Thời gian nhân giống còn dài, việc phổ biến rộng rãi giống mới cho nông dân còn hạn chế. Vì vậy chất lƣợng và khả năng đáp ứng yêu cầu chất lƣợng quốc tế của hàng nông sản Việt Nam còn thấp.

- Công nghệ chế biến phục vụ cho việc sản xuất nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đã lạc hậu. Máy móc, thiết bị, quy trình kỹ thuật chế biến phục vụ cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhƣ chè, cà phê,… chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chất lƣợng của thị trƣờng Đức. Đó là còn chƣa kể đến việc nhiều công cụ, máy móc và công nghệ còn thiếu. Thực tế là đầu tƣ cho công

nghệ chế biến nông sản còn chƣa tƣơng xứng với tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp. Hệ số đổi mới thiết bị thấp, chỉ đạt 7%/năm, bằng 1/2 – 1/3 mức tối thiểu của các nƣớc khác. Chế biến tiểu thủ công nghiệp đã phát triển nhƣng mới chỉ ở quy mô kinh tế hộ, công nghệ lạc hậu [53].

Tình hình của ngành chế biến lƣơng thực cũng tƣơng tự. Chỉ trừ loại máy tách hạt màu là còn phải mua của nƣớc ngoài, các loại máy chế biến lƣơng thực khác từ máy xay xát, lọc sạn, lọc tấm, đánh bóng gạo, cả công suất nhỏ và lớn, ngành cơ khí nƣớc ta đều có thể sản xuất với trình độ, kỹ thuật, chất lƣợng cao. Riêng hệ thống tái chế gạo phục vụ xuất khẩu, công suất đã đảm bảo đủ và vƣợt nhu cầu. Tuy vậy, gạo xuất khẩu của ta còn thua thiệt về giá so với gạo xuất khẩu của một số nƣớc nhƣ Thái Lan. Sự thua thiệt đó không chỉ do sự yếu kém trong khâu chế biến, mà còn do khâu chọn giống. Giống lúa chƣa đồng nhất về chủng loại làm chất lƣợng sản phẩm không ổn định.

Ngoài các vấn đề nêu trên, việc chƣa gắn kết vùng nguyên liệu với các khu công nghiệp chế biến cũng là hạn chế của ngành công nghiệp chế biến Việt Nam. Hiện nay, sản lƣợng nông phẩm đã tăng nhanh, vƣợt xa nhu cầu tiêu dùng tại chỗ nhƣng lại thiếu cơ sở chế biến. Ngƣợc lại, nhiều nhà máy chế biến đang trong tình trạng “đắp chiếu”, chờ nguyên liệu hoặc sản xuất cầm chừng, chịu khấu hao lớn, dẫn đến thua lỗ. Tình trạng chặt cây này, trồng cây khác rồi lại chặt còn khá phổ biến, dẫn đến thua thiệt cho cả ngƣời nông dân và các cơ sở chế biến, thể hiện sự thiếu ăn khớp giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Điểm yếu của khâu chế biến nông sản không chỉ là chƣa gắn với sản xuất mà quan trọng hơn là chƣa gắn với thị trƣờng. Sự phát triển của công nghiệp chế biến và sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng, có tính toán đầy đủ các yếu tố ổn định và biến động về nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu

dùng. Thế nhƣng, cho đến nay, việc nắm bắt nhu cầu thị trƣờng của chúng ta còn rất kém.

- Các hệ thống quản lý mang tính quốc tế nhƣ ISO 9000, ISO 14000, hệ thống quản lý chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP) đƣợc áp dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nƣớc nhằm tạo ra các sản phẩm tối ƣu về mặt chất lƣợng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đồng thời bảo vệ môi trƣờng và quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có rất ít doanh nghệp chế biến nông sản xuất khẩu đạt đƣợc các chứng chỉ này.

2.3.2.2. Về giá cả hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù một số mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam bƣớc đầu đã tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng Đức nhƣng năng lực xuất khẩu của nông sản xuất khẩu Việt Nam vẫn còn thấp. Ngoài chỉ tiêu chất lƣợng, điều này còn đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu giá cả. So với các đối thủ cạnh tranh, giá cả hàng nông sản Việt Nam tƣơng đối thấp.

Mặc dù một số chi phí dịch vụ hạ tầng phục vụ việc sản xuất nông sản xuất khẩu nhƣ điện, nƣớc, viễn thông, cảng biển, phí vận tải,… của Việt Nam cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhƣ Inđônêxia, Thái Lan,…nhƣng do tận dụng đƣợc lợi thế về điều kiện tự nhiên và chi phí nhân công nên chi phí sản xuất cũng nhƣ giá thành của nhiều nông phẩm xuất khẩu Việt Nam thấp hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, mặc dù giá thấp nhƣng chất lƣợng chƣa cao nên yếu tố giá cả không góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam. Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các thị trƣờng chủ yếu dƣới dạng thô hoặc sơ chế. Chất lƣợng thấp và không ổn định đã kéo theo sự mất giá của sản phẩm.

Giảm giá, gắn liền với nâng cao chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng quốc tế mới là vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp chế biến nông sản

xuất khẩu Việt Nam cần hƣớng tới để tăng năng lực xuất khẩu cho sản phẩm của mình.

2.3.2.3. Về uy tín, thương hiệu của nông sản xuất khẩu Việt Nam

Thƣơng hiệu sản phẩm là thứ tài sản quý giá mà mọi doanh nghiệp cần phải có. Vì nó không đơn thuần là phƣơng tiện cạnh tranh mà còn có giá trị tinh thần và vật chất to lớn. Uy tín thƣơng hiệu sản phẩm gắn liền với chất lƣợng, hệ thống phân phối sản phẩm, các dịch vụ bán hàng, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp,… và ảnh hƣởng trực tiếp tới năng lực xuất khẩu của hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng.

Một thiệt thòi cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam và cũng là điểm yếu, hạn chế năng lực xuất khẩu của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng Đức là vấn đề thƣơng hiệu. Theo số liệu điều tra của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ở 14/37 tỉnh phía bắc, số doanh nghiệp thực hiện công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mới chiếm khoảng 21% và chỉ 27% đăng ký nhãn hiệu ở nƣớc ngoài. Chỉ có 10% hàng nông sản xuất khẩu mang thƣơng hiệu Việt Nam, 90% nông sản xuất khẩu chỉ ở dạng thô, sau khi nhập về các doanh nghiệp nƣớc ngoài chế biến và sử dụng tên, thƣơng hiệu của họ, ngay cả gạo là sản phẩm xuất khẩu đứng đầu thế giới, vẫn chƣa có thƣơng hiệu., trong khi Đức là một thị trƣờng coi trọng thƣơng hiệu và đánh giá cao những sản phẩm có thƣơng hiệu [57].

Một nguyên nhân khách quan làm giảm uy tín thƣơng hiệu của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam là do đặc điểm của hàng nông sản và sản xuất nông nghiệp. Mặc dù, nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực để phục vụ đời sống xã hội và xuất khẩu của Việt Nam, song đây cũng là loại sản phẩm bấp bênh nhất vì chịu nhiều rủi ro về thời tiết, mức sinh lời ít, khả năng thu hồi vốn thấp,… Đặc biệt là vấn đề thời tiết diễn biến phức tạp, có thể năm nay đƣợc mùa nhƣng năm sau lại mất mùa, rất khó lƣờng trƣớc những rủi ro

này. Vì thế, nguồn hàng cung cấp chƣa thật ổn định, nhiều khi không có hàng để xuất khẩu mà chỉ đủ tiêu dùng trong nƣớc.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, công tác marketing, xúc tiến thƣơng mại đơn điệu, chƣa hiệu quả cũng là những yếu tố ảnh hƣởng tới uy tín thƣơng hiệu nông sản Việt Nam.

2.3.2.4. Về công tác marketting, thâm nhập thị trường

Hình thức xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Đức còn giản đơn. Chúng ta xuất khẩu sang Đức chủ yếu dƣới hình thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian chứ chƣa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh tế khác, đặc biệt là với đầu tƣ, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Xuất khẩu qua trung gian đã làm cho nhiều mặt hàng của ta có chất lƣợng không thua kém so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, thậm chí giá rẻ hơn mà vẫn không thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng Đức.

Công tác tiếp thị cho các sản phẩm nông sản của chúng ta còn yếu, phần lớn tập trung vào các mục tiêu và lợi ích trƣớc mắt, thiếu tầm nhìn xa, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Hoạt động tiếp thị đơn lẻ, rời rạc, không đủ mạnh, đủ sâu, thiếu chiến lƣợc, không nhất quán, không chặt chẽ với chi phí đầu tƣ thấp làm giảm hiệu quả xuất khẩu nông sản. Các phƣơng thức tiếp thị truyền thống nhƣ tổ chức triển lãm, tham gia hội chợ chƣa đƣợc chú trọng. Với một thị trƣờng quan tâm đặc biệt đến chất lƣợng, uy tín thƣơng hiệu sản phẩm nhƣ Đức, tất cả những điều này làm hạn chế khả năng tham gia vào mạng lƣới phân phối trên thị trƣờng, giảm năng lực xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam.

Chất lƣợng sản phẩm thấp, uy tín thƣơng hiệu sản phẩm chƣa cao, công nghệ tiếp thị chƣa tốt là những lý do dẫn đến tình trạng có nhiều doanh nghiệp Đức ngần ngại trong việc xây dựng và phát triển quan hệ kinh doanh hàng nông sản với bạn hàng Việt Nam.

Tóm lại, mặc dù khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trƣờng Đức liên tục tăng qua các năm nhƣng năng lực xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam vào thị trƣờng Đức còn thấp. Điều này đƣợc thể hiện qua nhiều tiêu chí và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài những nguyên nhân chủ quan phát sinh từ phía Việt Nam nhƣ chất lƣợng hàng hóa thấp, không đồng đều, mẫu mã bao bì chƣa phong phú, đa dạng, thời gian giao hàng chƣa chính xác và kịp thời, công tác tiếp thị còn yếu,… còn có những nguyên nhân bên ngoài phát sinh từ phía Đức nhƣ chính sách thƣơng mại, quy chế nhập khẩu chặt chẽ, thị hiếu tiêu dùng khắt khe,…trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải tìm cách thích ứng với những yêu cầu của thị trƣờng dù là những yêu cầu nhỏ nhất và khắt khe nhất. Để nâng cao năng lực xuất khẩu cho hàng nông sản Việt Nam, chúng ta cần tận dụng triệt để các lợi thế, phối hợp và phát huy tối đa hiệu quả của chúng, tăng năng suất và chất lƣợng hàng nông sản, đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, xây dựng uy tín thƣơng hiệu và quảng bá hình ảnh nông sản Việt Nam,… Những công việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và kiên trì của các bên, chúng ta tin rằng năng lực xuất khẩu của nông sản Việt Nam vào thị trƣờng Đức sẽ tăng cao, góp phần thực hiện mục tiêu xuất khẩu nông sản của đất nƣớc.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 72)