Nhóm giải pháp về công tác tiếp thị, thâm nhập thị trƣờng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 95)

3.3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

Nhà nƣớc có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thƣơng mại, thâm nhập thị trƣờng Đức thông qua các hoạt động sau:

- Đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng nhằm tạo tiền đề và hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thâm nhập thị trƣờng của doanh nghiệp.

- Thành lập tổ tƣ vấn pháp lý giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, khắc phục và giải quyết các vƣớng mắc trong quá trình kinh doanh, cập nhật thƣờng xuyên thông tin về thị trƣờng để thông báo cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng.

3.3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

- Nghiên cứu kỹ thị trƣờng và lựa chọn phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng thích hợp.

Để thâm nhập thị trƣờng Đức, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều phƣơng thức nhƣ: xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tƣ trực tiếp. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp lựa chọn phƣơng thức xuất khẩu qua trung gian, phƣơng thức này gây không ít thiệt thòi cho sản phẩm nông sản Việt Nam. Ngƣời tiêu dùng Đức coi trọng thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm nhƣng với cách thức xuất khẩu này thì thƣơng hiệu hàng nông sản Việt nam ít đƣợc biết đến.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, lựa chọn này chỉ thích hợp khi quy mô sản xuất còn bé, mặt hàng xuất khẩu phân tán nhƣng dễ tạo ra thế bị động đối với các nhà xuất khẩu do khó nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trƣờng.

Ngoài các phƣơng thức kể trên, doanh nghiệp còn có thể tiến hành xuất khẩu theo phƣơng thức hàng đổi hàng. Bằng việc trao đổi một vài mặt hàng đơn giản trong một thời gian nhất định, phƣơng thức này khuyến khích việc hợp tác song phƣơng giữa hai nƣớc, giải quyết phần nào những khó khăn trong thanh toán, góp phần cân bằng cán cân thƣơng mại giữa hai quốc gia, hạn chế tình trạng đầu cơ tiền tệ. Ngoài ra, phƣơng thức này còn góp phần hạn chế nguy cơ khủng hoảng tiền tệ do phụ thuộc quá nhiều vào sự lên xuống của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, phƣơng thức hàng đổi hàng cũng có những hạn chế nhƣ chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp đối với hai nƣớc và trong thời gian nhất định, bị ảnh hƣởng khi có sự biến động của giá cả thị trƣờng thế giới,…

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nêu trên, song dù lựa chọn phƣơng thức nào, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lƣợng thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả,… có nhƣ vậy mới có thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại.

Thực tế, công tác xúc tiến thƣơng mại hiện nay của chúng ta còn yếu kém. Công tác tổ chức, cung cấp thông tin chƣa kịp thời, thiếu đồng bộ, chất lƣợng không cao, làm cho ngƣời nông dân không nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Thông tin sai lệch dẫn đến sự thiệt thòi cho cả ngƣời nông dân và đất nƣớc (bạn hàng và nƣớc có nhu cầu không nắm bắt đƣợc thông tin về ta). Bên cạnh đó, trình độ tổ chức thu mua và khả năng tiếp thị chƣa cao, quá

nhiều đầu mối xuất khẩu dẫn đến tình trạng lƣu thông chồng chéo, tranh mua, tranh bán. Tất cả những điều này đã gây ảnh hƣởng không tốt cho hoạt động xuất khẩu nông sản.

Vì vậy, hoạt động xúc tiến thƣơng mại cần đƣợc đẩy mạnh trong thời gian tới, thông qua việc doanh nghiệp chủ động tìm kiếm đối tác trong quá trình tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên đƣợc tổ chức tại Việt Nam hoặc Đức, qua tham tán thƣơng mại và qua văn phòng Đức tại Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có thể mở văn phòng trƣng bày và giới thiệu sản phẩm tìm hiểu và nghiên cứu thị trƣờng tại châu Âu. Việc đầu tƣ này là rất cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp có đƣợc thông tin chính xác về thị trƣờng và bạn hàng, để có thể sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà thị trƣờng này cần, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nông sản của Đức tại các thời điểm trong năm. Doanh nghiệp cũng có thể bổ sung thêm thông tin về thị trƣờng Đức thông qua các website, cục xúc tiến thƣơng mại của các nƣớc. Nắm bắt kỹ thông tin về đối tác và thị trƣờng giúp các doanh nghiệp tránh đƣợc tình trạng đầu tƣ thừa, không hiệu quả, rút ngắn thời gian, sớm có thể thâm nhập thị trƣờng.

- Áp dụng thƣơng mại điện tử trong kinh doanh.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản. Một trong những ứng dụng của sự phát triển này là thƣơng mại điện tử. Các giao dịch thƣơng mại đƣợc thực hiện bằng công nghệ điện tử thay cho các cuộc gặp gỡ trực tiếp, điện thoại, fax,… là đặc trƣng của hình thức thƣơng mại này. Website của doanh nghiệp đƣợc ví nhƣ là trung tâm thông tin, văn phòng đại diện và cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi phƣơng tiện, góp phần xây dựng uy tín, đẳng cấp cho doanh nghiệp. Thông qua internet, doanh nghiệp có thể tìm đƣợc hầu hết các thông tin cần

thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hơn thế nữa, chi phí duy trì hoạt động của văn phòng doanh nghiệp dƣới hình thức này rất thấp so với chi phí cho một văn phòng đại diện thực sự ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 95)