Tiềm năng và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 78)

3.1. Tiềm năng và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Đức Nam sang thị trƣờng Đức

Thị trƣờng Đức là một thị trƣờng giàu tiềm năng đối với hàng nông sản của Việt Nam. Nhận định này dựa trên hai căn cứ sau:

Thứ nhất, tuy nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của thị trƣờng Đức chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trƣờng này nhƣng đó cũng vẫn là một thị trƣờng rất lớn so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.

Số liệu thống kê cho thấy, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra thị trƣờng thế giới, Đức vẫn tăng nhập khẩu nhóm hàng này, nhất là các loại nông sản mà Đức sản xuất đƣợc ít (cung không đủ cầu) hoặc không sản xuất đƣợc nhƣ các loại nông sản nhiệt đới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.

Trong những năm tới triển vọng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Đức là rất lớn, điều này thể hiện rõ qua quy mô và xu hƣớng thị trƣờng Đức đối với hàng nông sản hữu cơ [58]:

- Là thị trƣờng lớn nhất châu Âu về hàng nông sản và đồ uống.

- Là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất châu Âu về hầu hết các loại sản phẩm.

- Các sản phẩm hữu cơ phi thực phẩm có xu hƣớng tăng nhanh.

- Triển vọng cho hầu hết các loại sản phẩu hữu cơ từ Đông Á là rất khả quan.

- Dịch vụ phục vụ đồ ăn uống của các nhà hàng, căng tin, cơ quan bắt đầu phát triển mạnh.

- Xu hƣớng tiêu dùng sản phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm gia tăng.

Bên cạnh những thuận lợi trên, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Đức còn gặp phải một số thách thức:

- Mức độ cạnh tranh gay gắt (đặc biệt là giữa các đối thủ cung cấp hàng nông sản trên thị trƣờng Đức).

- Sự nhầm lẫn của ngƣời tiêu dùng về nhãn mác. - Yêu cầu ngày càng cao từ phía ngƣời tiêu dùng Đức.

- Yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, về đóng gói, nhãn mác hàng hóa từ phía chính phủ Đức.

Thứ hai, với các định hƣớng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp,…đƣa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ nông sản, bên cạnh việc gia tăng sản lƣợng chúng ta sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm nông nghiệp.

Sự ra đời của luật và các văn bản pháp luật bảo vệ môi trƣờng, cùng với những yêu cầu ngày càng cao của các thị trƣờng nhập khẩu về sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phát triển theo hƣớng bảo vệ môi trƣờng. Hiện nay, ở nƣớc ta đang hình thành các trang trại, các khu vực sản xuất hàng hóa lớn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trƣờng để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng nhập khẩu.

Theo nhƣ phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, Đức là thị trƣờng xuất khẩu lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhƣng chúng ta có khai thác đƣợc thị trƣờng này và thị trƣờng nông sản thế giới nói chung hay không là tùy thuộc vào hai yếu tố: một là phải căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng để

tính toán khối lƣợng nông sản sẽ xuất khẩu; hai là phải đáp ứng đƣợc yêu cầu ngặt nghèo về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trƣờng.

Với ƣu thế của hàng nông sản nhiệt đới, một khi đã đạt đƣợc những bƣớc cải thiện về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng tức là đã gỡ đƣợc cái “nút” của vấn đề thì việc mở rộng thị trƣờng Đức cho hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hiện nay là có thể thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 78)