Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Đức

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 41)

2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Đức giai đoạn 2003-2012

Năm Kim ngạch XK sang Đức (triệu USD) Kim ngạch NK từ Đức (triệu USD) Tổng KN XNK (triệu USD) 2003 855 610 1.465 2004 937,7 613,5 1.551,2 2005 1.085 663 1.999 2006 1.445 914 2.359 2007 1.855 1.308 3.163 2008 2.073 1.480 3.553 2009 1.885 1.587 3.472 2010 2.372 1.742 4.114 2011 3.366 2.198 5.564 2012 4.095 2.377 6.472 Hết tháng 11/2013 4.301 2.434 6.735 Nguồn: Tổng cục thống kê

Đức là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và Singapore), là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam ở EU, chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trƣờng khác ở châu Âu [36].

Trong 10 năm qua kim ngạch thƣơng mại hai chiều tăng trƣởng liên tục với mức tăng trung bình khoảng 15%/năm. Trong đó, Việt Nam luôn xuất siêu vào Đức với tỷ lệ xuất 2 và nhập 1. Đức đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức tăng nhanh hơn mức tăng kim ngạch nhập khẩu từ Đức nên Đức trở thành thị trƣờng xuất siêu của Việt Nam.

Trong năm 2003, buôn bán giữa hai nƣớc đạt 1.465 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Việt Nam là 610 triệu USD , trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức cùng kỳ là 855 triệu USD, kim ngạch trao đổi thƣơng mại hai chiều đã tăng gấp 3 lần kể từ giữa những năm 1996.

Sang đến năm 2006 – 2007, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt gần 29%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trƣờng này tƣơng đối lớn. Việt Nam xuất khẩu sang Đức gần 2 tỷ USD với khoảng trên 200 nhóm hàng, mặt hàng thông qua xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. Trao đổi thƣơng mại hai nƣớc năm 2009 bị sụt giảm so với năm 2008 do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên mức sụt giảm càng về cuối năm càng ít hơn. Xuất khẩu của Việt Nam sang Đức các tháng đầu năm 2009 giảm 15 – 17%, nhƣng các tháng cuối năm chỉ còn giảm khoảng 9 – 11% [47].

Năm 2010, tổng giá trị trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc đạt 4.114 triệu USD (tăng 18,5% so với năm 2009), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 2.372 triệu USD (tăng 25,8%) và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức đạt 1.742 triệu USD (tăng 9,7%). Việt Nam là đối tác thƣơng mại thứ 40/144 nƣớc xuất khẩu hàng hóa vào Đức, xếp hạng 55/144 nƣớc nhập khẩu hàng hóa từ Đức và hạng 47/144 nƣớc đối tác thƣơng mại chính trên kim ngạch hai chiều [48].

Năm 2011, tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam đạt 5.564 triệu USD, tăng 35,5% so với năm 2010. Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu sang Đức, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2011 đạt 3.366 triệu USD, tăng 41,9% so với năm 2010 và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức đạt 2.198 triệu USD, tăng 26,2%.

Đến năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Đức 4.095 triệu USD, đứng thứ 6 trong các nƣớc và vùng lãnh thổ nhập khẩu từ Việt Nam; nhập khẩu từ Đức 2.377 triệu USD, đứng thứ 9 trong các nƣớc và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu [49].

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng

Là nƣớc phụ thuộc nhiều vào ngoại thƣơng nên Đức đồng thời cũng nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, hiện Đức là nƣớc nhập khẩu nhiều hàng hóa thứ 2 thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phƣơng tiện vận chuyển, hóa chất, thuốc lá, lƣơng thực, đồ uống, kim loại…Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Đức gồm giày dép, dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, thủy hải sản, ba lô, cặp, túi, ví, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, hàng thêu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, hàng nông sản chƣa qua chế biến hoặc mới sơ chế. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào Đức còn quá nhỏ so với các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…

Trong những năm qua cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Đức nói riêng và EU nói chung đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng hàng hóa chất lƣợng cao, giảm tỷ trọng hàng chất lƣợng trung bình, hàng nông sản thô.

2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Đức 2.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 2.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng Đức

2.2.1.1. Các nhân tố từ phía Việt Nam

- Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, một trung tâm kinh tế sôi động và đầy tiềm năng, một cửa ngõ thông thƣơng quốc tế với nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng và cảng biển lớn, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đƣợc hƣởng những lợi thế thƣơng mại mà không phải quốc gia nào cũng có đƣợc. Hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam có cơ hội tham gia vào một thị trƣờng khu vực lớn, đƣợc lƣu chuyển dễ dàng, thuận lợi, để từ đây mở rộng thị trƣờng của mình vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia và khu vực.

- Đất đai: Tiềm năng đất nông nghiệp ở nƣớc ta khoảng 10 – 12 triệu ha, trong đó gần 8 triệu ha cây trồng hàng năm và 4 triệu ha cây trồng lâu năm, diện tích đất trồng lúa chiếm phần lớn (khoảng 5,5 triệu ha). Hiện nay Việt Nam mới chỉ sử dụng hết 65% quỹ đất nông nghiệp, còn lại là đồng cỏ tự nhiên và mặt nƣớc. Chất lƣợng đất ở Việt Nam có tầng dầy, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dƣỡng cung cấp cho cây trồng, nhất là phù sa, đất xám, chủng loại đất cũng rất phong phú với 64 loại thuộc 14 nhóm. Những điều kiện này kết hợp với nguồn ẩm dồi dào sẽ là điều kiện tốt để phát triển các loại cây trồng, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác một cách có khoa học và hợp lý [37].

- Về khí hậu: Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa do ảnh hƣởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á. Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ ràng từ bắc xuống nam, với mùa đông lạnh ở miền Bắc và khí hậu kiểu Nam Á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp nhất là cây trồng nông sản. Không những vậy, Việt Nam còn có tiềm năng nhiệt ẩm và gió khá dồi dào, phân bố đồng đều trong nƣớc, với độ ẩm trong năm thƣờng cao hơn 80%, lƣợng mƣa lớn (trung bình từ 1800 – 2000mm/năm),…đây là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trƣởng và

phát triển của các loại động thực vật, nhất là đối với một số loại cây trồng nhƣ: lúa, cà phê, điều, cao su, chè,…[37].

b. Điều kiện kinh tế xã hội

- Về kinh tế: Việt Nam là một nƣớc đang phát triển với dân số đông, sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới (cải cách kinh tế), hƣớng tới một nền kinh tế thị trƣờng mở cửa. Trong môi trƣờng tự do đầu tƣ, những nhà đầu tƣ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan tâm chƣa từng có đối với Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ phận thống kê ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ năm ASEAN xét về tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tƣơng đƣơng, với tốc độ tăng trƣởng nhanh và ổn định. Bình quân GDP đầu ngƣời đứng thứ 7, diện tích đứng thứ 4 và dân số lớn thứ 3 trong số 10 nƣớc ASEAN. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2010 của Việt Nam đạt 7,3%, cao hơn Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines, tốc độ này tuy có giảm trong những năm gần đây nhƣng vẫn duy trì khá ổn định và vẫn khá cao so với các nƣớc trong khu vực. Hiện tỷ trọng ngành công nghiệp Việt Nam cao thứ 3 trong 10 nƣớc ASEAN, thứ 9/33 nƣớc và vùng lãnh thổ ở châu Á, 32/142 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp còn lớn và tỷ trọng ngành dịch vụ còn quá nhỏ, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm [43].

Mục tiêu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ 2011 – 2015 là giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng mạnh tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và giữ tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ. Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp đi lên, có tới 70% dân số sống ở nông thôn, gần một nửa lao động đang làm việc ở nhóm ngành nông,

lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, đƣợc coi là “bệ đỡ” mỗi khi đất nƣớc gặp khó khăn từ bên ngoài... Do vậy, việc giảm tỷ trọng GDP của nhóm ngành này cũng không dễ dàng, khi các nhóm ngành khác của nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhất là trong những năm gần đây, nhóm ngành này đã đóng góp tích cực trong việc kìm chế lạm phát, kiềm chế nhập siêu, giải quyết lao động, việc làm,...

Mặc dù Việt Nam đã bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đang phấn đấu để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, nhƣng cần coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là trọng điểm số 1, để nâng cao năng suất lao động của nhóm ngành này, để rút bớt lao động sang làm công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

- Về nhân lực: Với dân số hơn 90 triệu ngƣời (tính đến ngày 01/11/2013), cơ cấu dân số trẻ và chủ yếu dân số sống bằng nông nghiệp, có thể thấy Việt Nam có một lực lƣợng lao động dồi dào, đặc biệt là lao động phục vụ cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam có tính cần cù, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ nhanh chóng, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trở thành một nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại,…cung cấp khối lƣợng lớn các sản phẩm của ngành nông nghiệp nhất là nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Về khoa học công nghệ:

Việt Nam đƣợc thế giới biết đến là một nƣớc nông nghiệp với những bƣớc tiến vƣợt bậc. Nông nghiệp không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia, mà còn đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Việc đẩy mạnh rộng

rãi các ứng dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp đã góp phần tăng đáng kể năng suất và chất lƣợng của sản phẩm nông nghiệp trong những năm qua. Theo thống kê, biện pháp giống làm tăng năng suất từ 5 – 20%, biện pháp phân bón giúp tăng từ 10 – 15%, tƣới tiêu giúp tăng từ 20 – 40%... Theo đánh giá của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, để tốc độ tăng trƣởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 – 4%/năm từ nay đến năm 2020, khoa học công nghệ vẫn là lực lƣợng sản xuất quan trọng nhất đƣa nông nghiệp vƣơn lên mạnh mẽ và bền vững. Trong 16 năm (1996 - 2012) khoa học công nghệ đã góp 30% giá trị gia tăng trong tăng trƣởng nông nghiệp, giúp Việt Nam gia tăng giá trị sản lƣợng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu lên mức gần 20 tỷ USD [44].

Nhƣng với công nghệ bảo quản đơn giản, hàm lƣợng khoa học thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác nuôi trồng, chế biến, bảo quản, vận chuyển lạc hậu, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch kém dẫn đến tỷ lệ hƣ hỏng sản phẩm cao, là nhân tố quan trọng đẩy sản phẩm lên cao, vì vậy giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam khó cạnh tranh đƣợc so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có nền khoa học công nghệ tiến bộ trong lĩnh vực này. Nhận thức đƣợc vấn đề này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ XI về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh: "Tiếp tục phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp, góp phần đƣa Việt Nam trở thành nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới".

c. Về pháp luật, chính sách

Xuất phát từ bối cảnh chung của nền kinh tế, nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Để đạt đƣợc điều này Đảng

và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm duy trì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã quan tâm và có định hƣớng đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu rõ: “tăng mạnh đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc ngay từ năm 2009 và đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trƣớc”.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, từ năm 2008 đến nay, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2020. Chính phủ ban hành Nghị định 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Nghị quyết 55. Sau đó, Bộ Tài chính đã có Thông tƣ 120/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 hƣớng dẫn thi hành Nghị định này.

Nhằm khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010, trong đó quy định miễn giảm 70% tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tƣ có dự án nông nghiệp ƣu đãi đầu tƣ; miễn, giảm, hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc của Nhà nƣớc; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ 50 - 100% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ có dự án nông nghiệp đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ; hỗ trợ 50 - 70% chi phí quảng cáo, phát triển thị trƣờng; hỗ trợ 30 - 50% kinh phí tƣ vấn thực tế để thuê tƣ vấn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu và 30% tổng kinh phí đầu tƣ mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm; hỗ trợ cƣớc phí vận tải).

Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 36/2009/TT-BTC ngày 26/2/2009 hƣớng dẫn chi tiết việc thi hành một số điều của Nghị định 143/NĐ-CP và

Nghị định 115/2008/NĐ-CP về miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nƣớc dùng vào sản xuất nông nghiệp.

Nhằm tăng cƣờng những ƣu đãi về tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010. Bên cạnh đó, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 497/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; Quyết định số 2213/QĐ-TTg

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)