Đặc điểm hàng nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 25)

- Các mặt hàng nông sản chịu ảnh hƣởng lớn của các điều kiện tự nhiên nhƣ các điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nƣớc,… Hay nói một cách cụ thể hơn các điều kiện tự nhiên tác động một cách trực tiếp đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, từ đó ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng của cây trồng và ảnh hƣởng đến giá cả, nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp thì cây trồng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao và ngƣợc lại sẽ ảnh hƣởng xấu dẫn tới cả năng suất và chất lƣợng đều giảm. Căn cứ vào đặc tính này các doanh nghiệp có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình. Chẳng hạn: Khu vực, thị trƣờng nào có các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một mặt hàng với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thì khu vực ấy sẽ bị mất mùa nông sản. Doanh nghiệp phải tận dụng ngay cơ hội này để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

- Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ: Việc sản xuất, thu hoạch thƣờng đƣợc tiến hành theo mùa vụ rõ ràng, cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, tạo điều kiện cho việc trồng, chăm sóc của con ngƣời cũng nhƣ sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, do đó chất lƣợng, giá cả có sự biến động nhất định với từng loại nông sản theo từng mùa vụ. Vào chính vụ thì chất lƣợng đồng đều, số lƣợng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả, vì thế mà giá bán sẽ rẻ hơn. Nếu trái vụ hoặc thời tiết không thuận lợi thì hàng nông sản khan hiếm, chất lƣợng không đồng đều, giá bán sẽ cao hơn.

Chính vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản, việc nghiên cứu thị trƣờng (cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc

ngoài), từ đó đƣa ra những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua, dự trữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ là thật sự cần thiết. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đƣợc đơn đặt hàng vào lúc trái vụ thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc so với lúc chính vụ sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thƣờng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Với đặc tính này, buộc doanh nghiệp phải có mạng lƣới thu mua rộng khắp và phải chuẩn bị đủ vốn để thực hiện công tác thu mua có hiệu quả.

- Hàng nông sản mang tính phân tán: Mỗi loại cây khác nhau phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng khác nhau, nhƣ cây chè thƣờng phù hợp với điều kiện thời tiết đất đai của các tỉnh miền núi phía bắc, trong khi đó cây cà phê lại thích hợp với môi trƣờng đất đỏ bazan của các tỉnh Tây Nguyên nhƣ Đắc Lắc, Đắc Nông,…Mặt khác, hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân nhƣng sức tiêu thụ lại tập trung ở thành phố và các khu công nghiệp tập trung. Phƣơng thức lƣu thông hàng hóa nông sản là phân tán – tập trung, nông thôn – thành thị, vì vậy việc bố trí địa điểm thu mua, phƣơng thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.

- Các mặt hàng nông sản có tính tƣơi sống: hàng nông sản phần lớn là cơ thể sống, cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát sinh, phát triển theo quy luật sinh học. Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác động đến sự phát triển của cây trồng vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, hàng nông sản dễ bị hƣ hỏng, kém phẩm chất.

- Hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, chất lƣợng của nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của ngƣời tiêu dùng nên yêu cầu về chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc đặc biệt coi trọng và quy định

chặt chẽ trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản. Ngày nay, chất lƣợng đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trƣờng khó tính thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cần thiết mà thị trƣờng đó đặt ra.

- Hàng nông sản gồm nhiều chủng loại và chất lƣợng của từng mặt hàng cũng rất khác nhau, mỗi loại hàng khác nhau có tính chất, đặc điểm khác nhau, sinh trƣởng và phát triển trong các điều kiện không giống nhau, thu hoạch và chế biến theo những cách riêng nên chất lƣợng cũng khó đồng đều, ngay trong mỗi mặt hàng thì chất lƣợng cũng đã đƣợc quy định thành rất nhiều loại khác nhau.

Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về cùng một mặt hàng trên thị trƣờng thế giới rất khác nhau. Chẳng hạn, đối với mặt hàng gạo, trên thị trƣờng thế giới hiện nay có 6 loại gạo chính, mỗi loại gạo trên lại có thể phân chia thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trƣờng riêng. Cụ thể: thị trƣờng châu Âu quen tiêu dùng gạo ngon, hạt dài, song thị trƣờng châu Á lại quen tiêu dùng gạo chất lƣợng trung bình, hạt dài. Thị trƣờng châu Phi quen tiêu dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lƣợng không cao song loại gạo này lại không đƣợc chấp nhận ở các thị trƣờng còn lại. Thị trƣờng Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trƣờng Lào quen tiêu dùng gạo nếp,…

Từ đặc điểm này có thể thấy, với một loại nông sản có thể đƣợc ƣa thích ở thị trƣờng này song lại không đƣợc chấp nhận ở thị trƣờng khác, giá có thể cao ở thị trƣờng này song lại rất thấp ở thị trƣờng khác. Vì vậy, trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản vấn đề xác định thị trƣờng mục tiêu, thị trƣờng tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu .

Nhƣ vậy, hàng nông sản có những nét đặc trƣng riêng, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất và buôn bán. Việc nắm vững những đặc trƣng của hàng nông sản, từ đó đƣa ra các phƣơng thức kinh doanh cho phù hợp là một

cách để tăng cƣờng tính cạnh tranh của sản phẩm, để đảm bảo xuất khẩu thành công trên thị trƣờng thế giới. Chủng loại hàng nông sản rất phong phú, đòi hỏi cao về chất lƣợng, đƣợc sản xuất, tiêu thụ ở khắp mọi nơi, quan hệ cung cầu rất phức tạp, vì vậy kinh doanh hàng nông sản cần nắm vững quy luật luân chuyển của chúng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 25)