Nhóm giải pháp về chất lƣợng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 87)

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang đẩy các doanh nghiệp vào một cuộc canh tranh gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết. Nếu nhƣ trƣớc đây, các quốc gia có thể dựa vào hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc, thì trƣớc xu thế mới với sự tự do lƣu thông các nguồn lực và hàng hóa, cạnh tranh về giá đang mất dần vị thế và trở nên không còn phù hợp. Cạnh tranh bằng chất lƣợng mới thực sự là giải pháp trong tình hình hiện nay. Có thể nói, chất lƣợng là yếu tố cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chất lƣợng sản phẩm là những đặc tính của sản phẩm, đƣợc thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó. Chất lƣợng gắn với khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã định của sản phẩm, phản ánh năng lực xuất khẩu của sản phẩm và là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của sản phẩm trên thị trƣờng. Với ý nghĩa đó, nâng cao chất lƣợng sản phẩm trở thành một việc làm cần thiết.

3.3.1.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

- Nhà nƣớc áp dụng nghiêm ngặt chế độ đăng ký và kiểm tra chất lƣợng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu.

Thực trạng chất lƣợng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là rất thấp. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện không đáp ứng

đủ các tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn mang tính quốc tế ở các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản xuất khẩu chỉ mới dừng ở mức độ tự nguyện, phấn đấu. Nhà nƣớc chƣa có chế tài nghiêm khắc trong việc quản lý, kiểm soát chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu. Chất lƣợng hàng do doanh nghiệp tự điều chỉnh theo yêu cầu của thị trƣờng nhập khẩu nên không ổn định, giá hàng vì thế bị thua thiệt nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nƣớc cần sớm xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa dịch vụ xuất khẩu mang tính quốc tế, trong đó có hƣớng dẫn cụ thể cho từng thị trƣờng, có chính sách thƣởng phạt phân minh đối với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định về chất lƣợng; áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lƣợng bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Có nhƣ vậy, chất lƣợng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam mới đƣợc nâng cao, hàng nông sản Việt Nam mới có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trƣờng khó tính nhƣ Đức.

3.3.1.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu thích hợp với thị trƣờng.

Là đất nƣớc có nền kinh tế hùng mạnh với thu nhập bình quân đầu ngƣời cao vào bậc nhất châu Âu, ngƣời Đức đòi hỏi rất cao về chất lƣợng và sản phẩm dịch vụ. Họ có sở thích và thói quen sử dụng các sảm phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, vì cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lƣợng sản phẩm và sẽ đảm bảo an toàn cho ngƣời sử dụng, mặc dù giá của chúng đắt hơn hoặc đắt hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại khác. Doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập và mở rộng thị phần tại thị trƣờng này không còn cách nào khác là phải tạo đƣợc nguồn hàng xuất khẩu thích hợp với thị trƣờng.

- Các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lƣợc đào tạo và phát triển nhân lực cho doanh nghiệp của mình. Từng doanh nghiệp phải dành một khoản chi phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chƣơng trình đào tạo lao động, cán bộ kỹ thuật và thƣơng mại của Nhà nƣớc để nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật, phát huy tính năng động, nhạy bén, sáng tạo,…

Tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật để có phƣơng hƣớng đào tạo cho thích hợp.

Nâng cao trình độ cho ngƣời lao động là nhiệm vụ chung của doanh nghiệp và Nhà nƣớc trong nỗ lực nâng cao chất lƣợng cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với hàng nông sản xuất khẩu vào thị trƣờng Đức mà còn đối với bất kỳ một thị trƣờng nào khác.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 87)