Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của một số nƣớc

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 34)

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc cũng là một nƣớc xuất khẩu nông sản nhiệt đới hàng đầu của khu vực và thế giới. Kinh nghiệm rút ra từ Trung Quốc là những chính sách nông nghiệp nói chung và những chính sách xuất khẩu nông sản nói riêng rất đúng đắn, cụ thể là:

- Duy trì mức bảo hộ hợp lý đối với ngành nông nghiệp, điều chỉnh các chính sách bảo hộ và hỗ trợ cho nông nghiệp đang áp dụng, tái cấu trúc nghiên cứu khoa học – công nghệ nông nghiệp và hệ thống khuyến nông.

- Thúc đẩy việc tái cơ cấu và điều chỉnh chính sách xuất khẩu nông sản: đa dạng hóa nông sản và cải thiện chất lƣợng sản phẩm theo hƣớng toàn diện, phát triển việc chế biến nông sản, khai thác lợi thế so sánh của sản phẩm địa phƣơng đặc sắc, thúc đẩy xây dựng môi trƣờng sinh thái và thực hiện phát triển bền vững, để từ đó tạo ra nguồn hàng có chất lƣợng cao và ổn định cho xuất khẩu.

- Điều chỉnh xuất khẩu nông nghiệp theo hƣớng thúc đẩy hình thành hệ thống thông tin thị trƣờng, hệ thống tiêu chuẩn, an ninh và chất lƣợng.

- Phát trển xuất khẩu nông sản theo hƣớng sản xuất những nông sản mà Trung Quốc có lợi thế so sánh trên thị trƣờng thế giới. Coi trọng hơn nữa tới hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ổn định hơn cho gành trồng trọt và chăn nuôi. Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm tới việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu nông sản và có sự cân đối lợi ích giữa các ngành, các khu vực để đảm bảo cho nông dân tiếp cận với đầu vào quan trọng nhƣ thủy lợi, điện, phân bón với chất lƣợng cao và giá thấp.

- Thành lập và củng cố các Hiệp hội ngành hàng là nông nghiệp, đặc biệt là các ngành hàng có ƣu thế xuất khẩu vào thị trƣờng thế giới.

So với Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia lớn, có tiềm lực hơn rất nhiều và và khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trƣờng thế giới cũng cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang khẳng định mình trên con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng ngoạn mục về xuất khẩu nông sản, đó là những minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất. Việt Nam đã có thời cơ, đã nhìn ra hƣớng đi. Điều chúng ta cần là những hành động và biện pháp cụ thể để có thể đạt đƣợc những thắng lợi tiếp theo về xuất khẩu trên con đƣờng hội nhập

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là nƣớc có tiềm năng sản xuất nông sản, có điều kiện sinh thái tƣơng tự nhƣ Việt Nam nên các loại cây trồng cũng đa dạng và phong phú nhƣ chúng ta. Cách đây hơn 20 năm, tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của Thái Lan cũng tƣơng tự nhƣ Việt Nam. Nhƣng ngày nay, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Thái Lan vƣợt xa so với Việt Nam, nông sản Thái Lan đã có uy tín và chỗ đứng vững chắc trên nhiều thị trƣờng thế

giới. Nguyên nhân thành công của Thái Lan có nhiều yếu tố, ngoài yếu tố thuận lợi của thị trƣờng xuất khẩu nhƣ thị trƣờng các nƣớc EC, Đông Âu, thì nhân tố về sự nỗ lực trong việc phát triển ngành nông sản là điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của Thái Lan.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu nông sản của Thái Lan sẽ rút ra nhiều bài học mang ý nghĩa thực tiễn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Kinh nghiệm đầu tiên là khâu giống, Thái Lan coi giống là một trong những khâu tạo ra lợi thế so sánh một cách bền vững trong việc đƣa sản phẩm nông sản thâm nhập thị trƣờng thế giới. Nguyên tắc của khâu giống là: nguồn gốc phải rõ ràng, có địa chỉ, có hƣớng dẫn quy trình thâm canh, có bằng chứng chứng minh giống đó đã đƣợc trồng thực nghiệm và có kết quả tốt. Trừng phạt nặng nếu ngƣời cung cấp giống cố tình vi phạm quy định hoặc cung cấp giống không đảm bảo chất lƣợng. Chính phủ Thái Lan đã giành khoản ngân sách đáng kể để nhập khẩu giống; hỗ trợ cơ quan nghiên cứu lựa chọn, lai tạo các loại giống tốt; trợ giá cho việc phổ biến các loại giống tốt.

Kinh nghiệm về đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nông sản một cách khoa học vừa giúp thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng vừa giảm cạnh tranh lẫn nhau trong tiêu thụ do thâm canh trùng lắp cùng một loại nông sản ở các vùng khác nhau.

Thái Lan chú trọng tập trung đầu tƣ các dây truyền công nghệ chế biến hiện đại, đảm bảo điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói tiên tiến, thỏa mãn đƣợc các yêu cầu chất lƣợng của EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc...

Kinh nghiệm về xuất khẩu tại chỗ: Thái Lan là nƣớc có lƣợng khách du lịch lớn, các nhà kinh doanh nông sản đã tận dụng lợi thế này để xuất khẩu tại

chỗ với kim ngạch đáng kể. Hàng năm, Thái Lan đón khoảng 15 triệu khách du lịch, mỗi khách bình quân mua 5 USD sản phẩm nông sản, chủ yếu là trái cây thì doanh số cũng đạt khoảng 75 triệu USD. Đây cũng là một hình thức tiếp thị có hiệu quả.

Kinh nghiệm về việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản: Thành lập các cơ quan, chi nhánh trực thuộc ngành nông nghiệp để làm các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu nông sản nhƣ cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cây trồng, thực phẩm tại các vùng sản xuất nông sản trọng điểm; giúp các doanh nghiệp kiểm soát chất lƣợng nông sản xuất khẩu; thành lập trung tâm đóng gói Thái Lan trực thuộc Bộ Khoa học và Năng lƣợng để hƣớng dẫn cách đóng gói thích hợp các loại nông sản bảo đảm giữ đƣợc chất lƣợng cho đến tay ngƣời tiêu dùng.

Kinh nghiệm về nâng cao vai trò của nhà nƣớc trong việc đẩy mạnh xuất khẩu: Chính phủ Thái Lan có kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất và xuất khẩu các loại nông sản có giá trị cao, Bộ Nông nghiệp hỗ trợ nông dân trong việc nghiên cứu, chọn giống cây tốt, cải tạo đất trồng và hệ thống tƣới tiêu để nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản, Bộ Thƣơng mại hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức (Trang 34)