Kinh tế tư nhân là nhân tố rất quan trọng góp phần thực hiện công

Một phần của tài liệu Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam (Trang 91)

nghiệp hoá rút ngắn

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tháng 3 năm 2002) đã nhận định: “Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hoá y tế, văn hoá, giáo dục...”.

Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, kinh tế tư nhân không phải là một thành phần kinh tế mà là một khu vực kinh tế gồm hai

thành phần - thành phần kinh tế cá thể và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế tư nhân, đặc biệt là kinh tế tư bản tư nhân hiện nay ở nước ta không phải là tàn dư của xã hội cũ để lại như thời kỳ tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cũng như ở miền Nam trước đây. Đây chính là sản phẩm của đường lối đổi mới, chúng ra đời và phát triển cùng với đổi mới, hiện thực

hoá sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta. Chính điều này đã làm thay đổi nhiều nhận thức của chúng ta về thời kỳ quá độ, về các thành phần kinh tế, về vấn đề bóc lột trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, về sự cần thiết phải đổi mới các chính sách kinh tê nhằm phát triển các lực lượng sản xuất và xây dựng các quan hệ sản xuất phù hợp, mà việc thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở nước ta là một bước đi cơ bản.

Trong suốt quá trình phát triển kinh tế đất nước, luôn có sự hiện hữu của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Những ưu thế nổi trội của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường là không thể phủ định được, như: Suất đầu tư thấp, quá trình sản xuất kinh doanh không đòi hỏi nhu cầu quá cấp thiết về nguồn vốn như ở các thành phần kinh tế khác, phương thức quản lý linh hoạt, dễ chuyển đổi phương hướng sản xuất cho phù hợp với các yêu cầu và quy luật của thị trường. Mặc dù sự phát triển trở lại của khu vực kinh tế tư nhân là trong một môi trường pháp lý và môi trường tâm lý còn chưa ổn định và thống nhất, nhưng nó đã thể hiện được sức tăng trưởng mau lẹ và khá ổn định. Trong những năm từ 1995 - 2000 (trừ thời điểm năm 1999), khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn này của cả nước là 6,9% thì của khu vực kinh tế tư nhân là 7,2%. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã huy động được nhiều nguồn nội lực còn đang ở dạng tiềm năng, đặc biệt là sử dụng nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội. Triển vọng tiến tới là khu vực kinh tế tư nhân sẽ huy động và sử dụng

hiệu quả được nguồn nội lực to lớn dưới dạng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân (khoảng 6 - 8 tỷ USD) [10, tr.91]. Trước yêu cầu rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, rút ngắn khoảng chênh lệch với các nước đang phát triển trong khu vực bằng cách gia tăng tốc độ tăng trưởng, thì khu vực kinh tế tư nhân đã khẳng định được vai trò là một khu vực đột phá của nền kinh tế, đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản của công nghiệp hoá là huy động vốn trong dân vào phát triển sản xuất, góp phần toàn dụng và phát triển nguồn lực con người.

Dựa trên thực tiễn phát triển và yêu cầu đổi mới về tư duy như vậy, cần coi kinh tế tư nhân cũng như các thành phần kinh tế khác là những bộ phận cấu thành hữu cơ bình đẳng của nền kinh tế quốc gia - dân tộc. Sự không phân biệt “đẳng cấp” hay “độ tin cậy” giữa các thành phần khi cùng giải quyết nhiệm vụ “đua tranh” cho sự phát triển của đất nước có thể được coi như một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của việc tiếp tục đổi mới tư duy trong phát triển. Đây cũng là cơ sở định hướng để đưa ra các quyết sách nhằm huy động sức mạnh của tất cả các lực lượng vào công cuộc phát triển nền kinh tế quốc gia, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá.

Các nước công nghiệp mới (NIEs) cũng đặc biệt đề cao vai trò của các doanh nghiệp tư nhân (nhỏ và vừa) trong quá trình công nghiệp hoá hướng xuất khẩu, không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết hay hệ tư tưởng mà căn cứ vào thực tế là hình thức tổ chức công nghiệp tư nhân này là thành công nhất trong một nền kinh tế mở, nhân lực dồi dào và tiền công thấp. Nếu được đối xử bình đẳng, hợp lý, các doanh nghiệp tư nhân luôn đạt tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các doanh nghiệp Nhà nước lớn hoặc các doanh nghiệp gia đình, vì các doanh nghiệp tư nhân có khả năng sử dụng tốt hơn các nguồn đầu tư hiện đang khan hiếm, và đã trở thành một hình thức doanh nghiệp chủ yếu trong các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động. Bằng chứng rõ rệt nhất về tính ưu việt của các doanh nghiệp tư nhân tại các nước dư thừa lao

động có thể thấy được ở các quốc gia Đông Á, trường hợp viện dẫn thêm ở đây là Đài Loan, do cách đây khoảng hơn 40 năm, họ có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam hiện nay. Khu vực kinh tế nhà nước vào những năm 1960 của họ có trị giá gia tăng thậm chí lớn hơn của Việt Nam, nhưng sau đó hoàn toàn bị lu mờ bởi sự tăng trưởng của khối tư nhân sau khi thực hiện chiến lược công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu. Các doanh nghiệp của họ trước đó có quy mô trung bình gần như của Việt Nam hiện nay, trong điều kiện đó, chúng vừa đủ nhỏ để hoạt động linh hoạt, vừa đủ lớn để đạt hiệu quả cao – và do khả năng sinh lợi, chứ không phải do quy mô mà các doanh nghiệp của họ không cần sự trợ giúp của Chính phủ mà chỉ cần điều kiện bình đẳng để thành công. Do vậy có thể nói “Phát triển kinh tế tư nhân là phương thức không thể thiếu trong bối cảnh phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá rút ngắn”.

Một phần của tài liệu Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)