Những thành công của khu vực kinh tế tư nhân góp phần thực hiện

Một phần của tài liệu Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam (Trang 63)

công nghiệp hoá rút ngắn.

Giải quyết việc làm:

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân, số lượng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân tăng lên với tốc độ đáng kể. Điều này thể hiện khả năng thu hút lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm của khu vực kinh tế tư nhân là rất to lớn.

Trong 4 năm 2000-2003, với tốc độ tăng về số lượng lao động bình quân đạt 133,5%/năm, khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần giải quyết được việc làm cho gần 1,9 triệu lao động, chiếm 36,5% lượng lao động hữu nghiệp trên cả nước tính đến thời điểm 31/12 năm 2003.

Bảng 2.7: Số lƣợng lao động phân theo các loại hình tổ chức sản xuất của khu vực kinh tế tƣ nhân

(Đơn vị tính: người)

2000 2001 2002 2003

DN Tư nhân 236.253 277.562 339.638 378.087

Công ty hợp danh 113 56 474 655

Công ty TNHH tư nhân 516.796 697.869 922.569 1.143.055

Công ty CP có vốn Nhà nước 61.872 144.266 143.899 160.879

Tổng số 858.622 1.207.262 1.546.493 1.888.942

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2004

Theo số liệu trên, mức tăng đáng kể nhất là ở loại hình doanh nghiệp cổ phần tư nhân, sau đó là đến công ty cổ phần có vốn nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Chưa kể số lượng lao động không chính thức làm việc trong hàng chục triệu hộ kinh doanh cá thể trên toàn quốc. Việc thu hút lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp tư nhân đã góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tiềm ẩn toàn xã hội, mà khu vực kinh tế nhà nước chưa đủ khả năng giải quyết trong thời gian qua. Do vậy có thể khẳng định rằng trong thời gian vừa qua cũng như hiện tại và tương lai, khu vực kinh tế tư nhân có sự đóng góp to lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, tận dụng và huy động nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế; thông qua đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, trong khu vực kinh tế tư nhân cũng diễn ra sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề theo hướng hợp lý, hiệu quả, hiện đại hơn. Sau khi được “hồi sinh” kể từ năm 1986, khu vực kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển mạnh mẽ với sự hình thành cơ cấu ngành nghề nội tại của mình. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, trong quá trình phát triển, sự định hình cơ cấu kinh tế trong khu vực tư nhân đã mang “hơi hướng” của nền kinh tế thị trường, tiềm ẩn sẵn những yếu tố phù hợp với giai đoạn phát triển mới, linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn dưới cơ chế thị trường. Trong khi cơ chế kế hoạch hoá tập trung còn để lại nhiều dấu ấn trong cơ cấu kinh tế kém hiệu quả và cứng nhắc, thì khu vực kinh tế tư nhân đã rất năng động trong việc hình thành cơ cấu mới của riêng mình và tiếp tục hoàn thiện theo những đòi hỏi của nền

kinh tế thị trường hiện đại. Phần đóng góp từ các ngành công nghiệp và dịch vụ trong khu vực kinh tế tư nhân vào GDP toàn quốc tăng lên rõ rệt, góp phần làm tăng tỷ trọng GDP công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 1996 tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP toàn quốc là 26,5%; 15,3%; 18,3% thì đến năm 2000 con số này tương ứng là: 23,6%; 20,3%; 16,7% và năm 2002 là 22,1%; 21,4%; 18,2%. Các số liệu này cũng góp phần chứng tỏ chính những đặc điểm của kinh tế tư nhân đã hình thành nên xu hướng chuyển dịch nội tại ngay trong bản thân khu vực này, do vậy đã có đóng góp rõ rệt trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu chung của toàn nền kinh tế, thông qua việc gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Đóng góp vào tăng trưởng GDP nói chung và tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng

Trong những năm qua, sản lượng của khu vực kinh tế tư nhân đã có những tăng trưởng quan trọng, thể hiện ở sự tăng tỷ phần liên tục trong tổng mức GDP. Sự tăng lên này cho thấy tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân là tương đối ổn định, đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng GDP chung của nền kinh tế. Năm 2000, tổng mức GDP toàn quốc là 441.646 tỷ đồng thì giá trị sản lượng trong khu vực kinh tế tư nhân đạt 174.972 tỷ đồng, chiếm 39,6% GDP toàn quốc. Năm 2001, con số này là 481.295 tỷ đồng và 191.466 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ tương ứng trong GDP toàn quốc là 39,7%. Năm 2002 khu vực kinh tế tư nhân đạt giá trị sản lượng 213.613 tỷ đồng, chiếm 39,8% tổng giá trị sản lượng toàn quốc và năm 2003, khu vực này đạt mức 235.939 tỷ đồng, chiếm 39% tổng mức GDP toàn quốc.

Bảng 2.8: Tăng trƣởng sản lƣợng công nghiệp trong khu vực kinh tế tƣ nhân

(giá so sánh 1994)

1995 2000 2001 2002 2003

Tổng mức GDP (tỷ đ.) 77.441,5 - - - -

Chỉ số tăng trưởng (năm trước =100) - %

- 115,2% 115,8% 114,6% 114,9%

D.nghiệp tƣ nhân (tỷ đ.) 6.610,1 19.377,8 27.115,4 34.098,1 38.438,9

Chỉ số tăng trưởng (năm trước =100) - %

118,2% 138,7% 139,9% 125,8% 112,7%

Kinh tế cá thể (tỷ đ.) 18190,9 23.432,3 24.956,5 27.708,7 35.205,8

Chỉ số tăng trưởng (năm trước =100) - %

- 106,6% 106,5% 111,0% 127,1%

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2003.

*Tổng mức GDP chưa tính khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Bảng số liệu trên cho thấy, trong 3 năm (2001 - 2003), khu vực kinh tế tư nhân đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau so với năm trước là 109,4%, 111,5% và 110,4%; tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này tuy thấp hơn mức độ tăng trưởng GDP cả nước, song lại cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nhà nước (trên thực tế là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn này).

Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân là rất cao, với sự đóng góp nổi bật của khối doanh nghiệp tư nhân. Các hộ kinh doanh cá thể cũng có mức tăng khá và đột biến trong vài năm gần đây. Tính chung cả khu vực kinh tế tư nhân, trong thời kỳ từ 2001- 2003

đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định và luôn cao hơn mức tăng trưởng trong tổng GDP cả nước, trung bình đạt mức121%/năm.

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Trong một nền kinh tế “mở”, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, giải phóng năng lực sản xuất trong nước và thu hút ngoại tệ. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, theo đuổi mô hình hướng ra xuất khẩu như một trong những mục tiêu của công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam, việc định hình cơ cấu kinh tế, huy động nội lực từ mọi khu vực trong nền sản xuất gia tăng khối lượng xuất khẩu nhằm thu hút ngoại tệ là nhu cầu thiết yếu. Kinh tế tư nhân cũng như mọi thành phần kinh tế khác, đều được khuyến khích tăng trưởng sản xuất trong “tất cả mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm” đặc biệt là các ngành hướng ra xuất khẩu. Đặc biệt, với đặc tính là khu vực kinh tế “dân doanh”, với lợi thế về nguồn lao động dồi dào và rẻ, kinh tế tư nhân có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các ngành hàng xuất khẩu có thị trường và có kinh nghiệm truyền thống như dệt, may, giày da, các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ truyền thống, hàng tiêu dùng...

Đối với lĩnh vực nông thôn, các hộ sản xuất nông nghiệp, các trang trại nông nghiệp trên phạm vi rộng khắp cả nước là nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Ưu thế về lao động và nhu cầu giải quyết sản lượng đầu ra cho nền nông nghiệp đã được tận dụng triệt để vào quá trình sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng, phong phú; bên cạnh các mặt hàng truyền thống, các nguyên liệu thô, bán thành phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp và các mặt hàng công nghệ cao xuất hiện ngày càng nhiều. Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân do vậy cũng ngày càng tiến bộ hơn, khối lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Các sản phẩm của

khu vực kinh tế tư nhân thường được xuất khẩu qua các kênh tương đối linh hoạt, chẳng hạn như uỷ thác qua doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.9 : Tăng trƣởng trong giá trị xuất khẩu qua các năm

(Đơn vị tính: triệu USD)

2000 2001 2002 2003 2004

Tổng số 14.482,7 15.029,2 16.706,1 20.149,3 26.504,2

Trong nước

7.672,4 8.230,9 8.834,3 9.988,1 12.017,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Niên giám thống kê 2004

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Bộ Thương mại, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp gần 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp tư nhân trong năm 2001 đã đạt hơn 2,85 tỷ USD, trong đó các công ty cổ phần đạt khoảng 362 triệu USD, công ty trách nhiệm hữu hạn đạt khoảng 1,6 tỷ USD và công ty tư nhân đạt trên 200 triệu USD. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước, từ chỗ chiếm 11% tổng giá trị xuất khẩu toàn quốc năm 1997, đến đầu năm 2002 đã tăng lên khoảng 31% (không tính xuất khẩu dầu thô), có đóng góp đáng kể trong sự tăng trưởng xuất khẩu chung trong cả nước.

Ở một số địa phương, kinh tế tư nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu (Hà Giang: 60%, Bình Thuận 45%, Quảng Ngãi 34%). Những lĩnh vực có tỷ lệ xuất khẩu so với sản lượng cao như dệt may (80,5%), sản phẩm da (85,0% ), chế biến gỗ (75,1%), ở những ngành này, các doanh nghiệp này xuất khẩu tới 3/4 sản lượng của mình.

Một phần của tài liệu Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)