Điểm mốc cho sự phát triển trở lại của kinh tế tư nhân là Đại hội Đảng VI tháng 2/1986. Liên quan trực tiếp tới mục đích đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái suy thoái, khủng hoảng; và về mặt lý luận là thay đổi trong phương thức, mô hình phát triển kinh tế - cơ cấu kinh tế nhiều thành phần chính thức được thừa nhận. Một trong những sai lầm điển hình được chỉ ra trong kỳ Đại hội này là việc xoá bỏ kinh tế tư bản tư nhân và các bộ phận khác của kinh tế tư nhân.
Quá trình đổi mới quan điểm của Đảng là quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần. Qua từng thời kỳ, những quan điểm đó đã dần được cụ thể hoá trong Hiến pháp 1992, Luật doanh nghiệp tư nhân 1990, Luật công ty năm 1990, Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994, Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Doanh nghiệp năm 2000... Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quan trọng như Nghị định 27/HĐBT năm 1988 quy định về chính sách đối với kinh tế tư nhân, cá thể; Nghị định 66/HĐBT năm 1992 đối với các cơ sở kinh doanh dưới vốn pháp định...
Các quan điểm, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần như vậy đã đem lại diện mạo mới cho khu
vực kinh tế tư nhân và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khu vực này. Thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:
• Thực trạng phát triển các hộ kinh doanh cá thể
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2000 cả nước có 9.793.878 hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho 20.122.422 lao động. Trong đó có 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông nghiệp, chiếm 21,83%; số hộ kinh doanh nông nghiệp là 7.656.165 hộ, chiếm 78,17%.
* Hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:
Thời kỳ 1996 - 2000 tốc độ tăng của các hộ kinh doanh phi nông nghiệp là 4,47%/ năm, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 30 nghìn hộ.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế: Năm 1990 có khoảng 36 vạn hộ, đến năm 1991, sau khi có Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, số hộ cá thể tăng lên gần 50 vạn hộ, đến cuối năm 1992 là hơn 70 vạn hộ. Đến năm 2000, số hộ kinh doanh có môn bài là 1,5 triệu hộ, trong đó có khoảng 1,2 - 1,3 triệu hộ nộp thuế thường xuyên, số còn lại không nộp thuế thường xuyên hoặc được miễn thuế.
Về cơ cấu ngành nghề, trong tổng số hộ kinh doanh phi nông nghiệp, số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ có số lượng nhiều nhất, chiếm 51,89%; số hộ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%; số hộ kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng chiếm 0,81%; lĩnh vực giao thông vận tải chiếm 11,63%, còn lại là các ngành nghề khác.
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành nghề ở các hộ kinh doanh phi nông nghiệp 2003
(Đơn vị tính: %)
Thương mại dịch vụ 51,89
Sản xuất công nghiệp 30,21
Xây dựng 0,81
Giao thông vận tải 11,63
Các ngành khác 5.46
Nguồn: Tổng cục Thuế 2004
Về quy mô, các hộ kinh doanh cá thể nhìn chung vẫn mang quy mô rất nhỏ, vốn ít, sử dụng lao động trong gia đình là chính. Bình quân mỗi hộ có 1,78 lao động, số vốn bình quân sử dụng vào sản xuất kinh doanh của mỗi hộ ước đạt 29,78 triệu đồng. Số hộ sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên theo khảo sát ở cơ sở, số lao động thực tế lớn hơn số liệu thống kê từ 20 - 30%, thậm chí có nhiều cơ sở hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thuê đến hàng chục, hàng trăm lao động với số vốn hàng trăm triệu đồng. Số này tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố, các trung tâm lớn.
Về phân bố địa lý, các hộ kinh doanh cá thể tập trung nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 185.000 hộ; tiếp đến là Hà Tây, khoảng 97.280 hộ; Thanh Hoá, khoảng 96.777 hộ; Đồng Tháp 95.049 hộ; thành phố Hà Nội 92.302 hộ.
* Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Nếu như trong thời kỳ trước, hầu hết các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp tham gia vào các hợp tác xã nông nghiệp là chủ yếu, thì hiện nay số hộ kinh doanh ngoài hợp tác xã là 7.656.165 hộ, chiếm 62,7% tổng số hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Trong số đó hộ kinh doanh nông nghiệp chiếm
98,2%, số hộ kinh doanh lâm nghiệp chiếm 0,5%, hộ kinh doanh ngư nghiệp chiếm 4,6%, số còn lại là các ngành nghề khác.
Bảng 2.2: Số trang trại sản xuất kinh doanh nông nghiệp cả nƣớc qua các năm
Năm 2000 2001 2002 2003 2004(*) Trang trại 57.069 61.017 61.787 86.141 110.832
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2004.
(*): Số liệu thống kê sơ bộ
Cùng với quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, quá trình tích luỹ vốn của kinh tế tư nhân ngày càng lớn. Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn, mô hình kinh tế trang trại ở nước ta đã được phục hồi, phát triển nhanh chóng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến năm 2000, cả nước đã có khoảng 57.069 trang trại; năm 2001 có 61.017 trang trại, tăng 15.029 trang trại so với năm 1999 và bằng 3,54 lần so với năm 1995. Trong đó có 48,3% trang trại sản xuất kinh doanh cây hàng năm, 20,4% trang trại trồng cây lâu năm; 2,9% trang trại chăn nuôi, 3,5% trang trại lâm nghiệp, 20,8% trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 4,1% trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Nhìn chung kinh tế hộ cá thể trong nông nghiệp ở nước ta có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động, vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh, canh tác nhỏ. Bình quân vốn đầu tư của các hộ nông nghiệp năm 2000 khoảng 1,4 triệu đồng/hộ. Riêng bộ phận kinh tế trang trại có quy mô lớn hơn: tính trung bình trong năm 2000 một trang trại có số vốn 94 triệu đồng, năm 2001 gia tăng lên 135 triệu đồng/trang trại. Bình quân mỗi trang trại có 6,5 lao động thường xuyên. Trong đó 45% là lao động trong gia đình, 55% la lao động thuê ngoài.
Kinh tế trang trại là mô hình kinh tế mới có tính chuyên môn hoá sản xuất, trình độ sản xuất hàng hoá cao.
• Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp tư nhân:
Cũng như các hộ kinh doanh cá thể và tiểu chủ, số lượng các doanh nghiệp tư bản tư nhân trong khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta trong những năm qua gia tăng không ngừng, đặc biệt sau thời điểm Luật Doanh nghiệp được ban hành 12/6/2003 và có hiệu lực ngày 1/1/2000.
Bảng 2.3: Tình hình doanh nghiệp tƣ nhân trƣớc và sau Luật Doanh nghiệp Các chỉ tiêu 1991-1999 (A) 2000-2003 (B) Tỷ lệ tăng A/B
Số lượng doanh nghiệp 42.393 72.601 171
,25%
Số vốn kinh doanh (tỷ đồng) 24.164 135.914 562,46%
Số vốn bình quân (tỷ đồng) 0,57 2,12 371,92%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2004
Theo các số liệu thống kê, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký năm 1991 là 132 doanh nghiệp, đến cuối năm 1992 số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 2.796 doanh nghiệp. Đến năm 1996, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh là 28.480 doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 1999 tổng số doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh ở nước ta là 42.393 doanh nghiệp (giai đoạn 1991 - 1999). Nhưng chỉ từ năm 2000 - 2003 đã có 72.601 doanh nghiệp trong khu vực tư nhân được thành lập, so với thời kỳ 1991 - 1999 đã tăng 171,25%. Tính trung bình, tốc độ tăng về số lượng các doanh nghiệp tư
nhân hàng năm trong giai đoạn 2000-2003 cao gấp 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999.
Quy mô của doanh nghiệp tư nhân cũng có những chuyển biến đáng kể thể hiện qua sự gia tăng trong vốn đăng ký kinh doanh. Trong giai đoạn 1991- 1999, tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân là 24.164 tỷ đồng, giai đoạn 2000-2003 đã tăng lên 135.914 tỷ đồng, bằng 562% so với giai đoạn 1991-1999. Trung bình đối với một doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn 1991-1999 có số vốn đăng ký là 0,57 tỷ đồng, thì đến năm 2000 tăng lên 0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng, năm 2002 đạt 1,8 tỷ, năm 2003 tăng lên 2,12 tỷ đồng.
Cùng với sự gia tăng đáng kể trong số lượng và quy mô nguồn vốn sản xuất, hình thức tổ chức của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân cũng có những thay đổi tích cực. Số lượng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm từ 64% xuống còn 34%. Số doanh nghiệp đăng ký dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 64%. Trong ba năm qua, con số ước tính cho thấy đã có khoảng 1,3 đến 1,5 triệu việc làm mới được tạo ra nhờ các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể mới thành lập và mở rộng quy mô theo Luật Doanh nghiệp.
2.2. Tổng quan về vai trò của kinh tế tƣ nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam
2.2.1. Các mục tiêu của công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam
Mục tiêu kinh tế đã được đặt ra trong Văn kiện Đại hội lần thứ VIII và IX Đảng Cộng sản Việt Nam là đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, thực chất là một mục tiêu tổng quát. Mục tiêu này mang hàm
nghĩa rằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình đóng vai trò quyết định trong công cuộc phát triển từ nay đến năm 2020. Nhưng nhiệm vụ cụ thể đặt ra là phải xây dựng một mô hình công nghiệp hoá cho phép nước ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tụt hậu phát triển trong một thế giới đang toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá phải được thực hiện bằng mô hình công nghiệp hoá rút ngắn với quan niệm khác hẳn cả về bản chất và cách thức tiến hành (như đã trình bày trong phần 1.2.1.2), với những yêu cầu cụ thể gắn với xuất phát điểm và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Điều cần lưu ý là dựa trên thực tiễn phát triển của đất nước và bối cảnh quốc tế, có thể phân tách quãng thời gian từ nay tới mốc 2020 thành hai giai đoạn: từ thời điểm hiện tại đến năm 2010 là quãng thời gian quan trọng nhất (Đại hội Đảng IX đã xác định chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế trong thời gian này) để có thể tạo lập các nền tảng để triển khai mạnh mô hình công nghiệp hoá theo hướng rút ngắn, hoàn chỉnh cấu trúc thể chế kinh tế thị trường, định hình được quỹ đạo vận động của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2020 sẽ mang tính “tự hành” nhiều hơn so với giai đoạn trước.
Yêu cầu về quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam có thể được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ sau: i) Phải đồng thời nỗ lực “tăng tốc để
đuổi kịp” và lựa chọn mô hình công nghiệp hoá “phi cổ điển” để đi nhanh tới nền kinh tế thị trường hiện đại; ii) Phải đảm bảo phát triển một cách bền
vững, tức là không nên chỉ theo đuổi mục tiêu tốc độ và các giá trị định lượng của quá trình công nghiệp hoá mà bỏ qua nguyên lý phát triển cân bằng - bền vững; iii) Phải đặt công cuộc phát triển trong tiến trình hội nhập và dựa vào hội nhập để phát triển, thể hiện ở những yêu cầu: khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cao, linh hoạt và hiệu quả trong các khả năng nắm bắt cơ hội và đối mặt với các thách thức.
Để thực hiện các yêu cầu trên, Việt Nam đã lựa chọn và xây dựng mô hình công nghiệp hoá theo kiểu “tăng trưởng kết hợp thay thế nhập khẩu với hướng vào xuất khẩu”. Khác với mô hình thay thế nhập khẩu thuần tuý, công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu đáp ứng được ba yêu cầu then chốt. Một là
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là yêu cầu xây dựng nền sản xuất dựa
trên công nghệ hiện đại và có khả năng cải thiện sức cạnh tranh. Ba là dựa
theo cơ chế thị trường phân bổ hiệu quả các nguồn lực (đặc biệt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực với lợi thế là giá rẻ nhưng đi kèm với năng suất lao động thấp).
Hiện nay, mô hình tăng trưởng nói chung của Việt Nam ngày càng thiên về mô hình hướng ra xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với một số ngành sản phẩm nhất định, vẫn cần thiết duy trì mục tiêu thay thế nhập khẩu theo hướng: Tận dụng tối đa các lợi thế so sánh, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm (vẫn là định hướng tăng trưởng xuất khẩu); nỗ lực rút ngắn giai đoạn “thay thế nhập khẩu” để chuyển sang giai đoạn “cạnh tranh xuất khẩu”, “bành trướng xuất khẩu”.
Từ những nhiệm vụ đặt ra và việc lựa chọn mô hình để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, chúng ta có thể xác định một số mục tiêu định lượng cụ thể cần đạt được trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là:
- Thứ nhất, về quy mô và tốc độ tăng trưởng: Căn cứ vào hệ mục tiêu định lượng được đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), GDP của Việt Nam năm 2020 phải đạt mức gấp 8-10 lần GDP năm 1990, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tăng trưởng kinh tế của nước ta những năm vừa qua, có thể tính toán tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2020 của Việt Nam phải đạt mức 7,2%/năm. Đây được coi là một mục tiêu “đầy tham vọng” nhưng cũng rất khả thi. Chỉ tiêu kinh tế nêu trên cũng có vai trò quyết định trong việc xác định vị thế và tầm
vóc của nước ta tại thời điểm 2020: “trở thành một nước trung bình - xét theo mức GDP/đầu người - và tiên tiến - về trình độ kỹ thuật, trình độ hiện đại hoá và trình độ văn minh - trong khu vực” [20, tr. 201].
- Thứ hai, về cơ cấu ngành kinh tế: Đây là nội dung cơ bản mà quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam cần hướng tới trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Cơ cấu tổng thể của nền kinh tế nằm trong tương quan chặt chẽ với định hướng cơ cấu đầu tư và quá trình chuyển dịch cơ cấu của nước ta. Theo quan điểm theo đuổi mô hình công nghiệp hoá rút ngắn kiểu “nhảy vọt cơ cấu” nhằm tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế nhanh và giảm thiểu nguy cơ tụt hậu phát triển, hướng lựa chọn xây dựng cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay là ưu tiên các ngành trọng điểm và mũi nhọn, theo thứ tự ưu tiên như sau: Các ngành có hàm lượng công nghệ - kỹ thuật cao; các ngành nông nghiệp phát triển sinh thái, và các ngành chế biến sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó các ngành cung cấp các dịch vụ hiện đại và các ngành xây dựng cơ bản phục vụ việc phát triển kết cấu “hạ tầng cứng” cũng nằm trong hướng ưu tiên trên.
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, mục tiêu hướng tới là tiếp tục giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế xuống dưới 20%, duy trì một tốc độ tăng trưởng GDP trong nông nghiệp ở mức 15-20%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp cũng được kỳ vọng ở mức 55% tương ứng với mức giảm trên 10%/năm.
+ Đối với công nghiệp, do tỷ trọng đã khá lớn nên mục tiêu đặt ra là lựa chọn cơ cấu đầu tư thích hợp theo hướng đã nêu để có mức tăng GDP trong