Chiến lược công nghiệp hoá nông thôn dựa vào kinh tế tư

Một phần của tài liệu Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam (Trang 34)

ở Trung Quốc - bài học từ các xí nghiệp hương trấn.

Chiến lược thực hiện công nghiệp hoá của Trung Quốc là một bộ các chính sách cải cách đồ sộ, liên quan đến mọi lĩnh vực và mọi ngành kinh tế, trong đó sự góp mặt của khu vực kinh tế tư nhân là không thể thiếu. Chính phủ Trung Quốc đã huy động và sử dụng được tiềm lực to lớn của khu vực kinh tế tư nhân vào mục tiêu công nghiệp hoá nông thôn, một phương thức

đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang đậm nét Trung Quốc - đó là xây

dựng và phát triển các xí nghiệp hương trấn. Mục tiêu tổng thể của chiến lược này là đẩy mạnh nhịp độ công nghiệp hoá trên phạm vi cả nước, làm giảm nhanh sự chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa đời sống của công nhân và nông dân.

Xí nghiệp hương trấn là các xí nghiệp do nông dân lập nên với sự giúp đỡ (thúc đẩy) về chính sách của Nhà nước, dùng vốn tự tích lũy để tổ chức sản xuất kinh doanh và tự quản lý theo cơ chế thị trường. Chúng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau; cá thể, tư nhân, hợp tác xã..., và tập hợp các xí nghiệp hương trấn trong một vùng được gọi là Công nghiệp hương trấn. Trong suốt những năm 1980, các xí nghiệp hương trấn trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã thu hút được hàng trăm triệu nông dân chuyển từ phương thức sản xuất thuần nông sang các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Để khuyến khích và thúc đẩy phát triển nền công nghiệp hương trấn, chính phủ đã hạ thấp các mức thuế áp dụng cho tất cả các xí nghiệp hương trấn, miễn thuế 3 năm đầu cho các xí nghiệp mới thành lập, hạ thấp thuế suất nhập khẩu, điều chỉnh hối suất đồng nội tệ (NDT), thu hẹp phạm vi quản lý giấy phép... tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi để các doanh nghiệp trong

nước có thể đầu tư ra nước ngoài theo nhiều phương thức. Những ưu đãi này kéo dài cho tới tận năm 1994.

Đến năm 1991, Trung Quốc có tới 19,08 triệu xí nghiệp hương trấn, thu hút 96,09 triệu lao động, tạo ra 1.162 tỷ NDT giá trị sản lượng, chiếm 1/4 tổng giá trị sản lượng cả nước và 60% giá trị sản lượng nông thôn. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt 870 tỷ NDT, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp cả nước với 1/4 giá trị xuất khẩu hàng hoá cả nước. 65.000 xí nghiệp hương trấn tham gia sản xuất xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu đạt 18 tỷ USD, trong đó có 3.500 xí nghiệp đạt giá trị xuất khẩu 1 triệu USD và khoảng 700 xí nghiệp đạt giá trị xuất khẩu 5 triệu USD.

Bên cạnh những hỗ trợ và thúc đẩy về mặt chính sách, các cơ quan chính phủ Trung Quốc còn đưa ra nhiều quy định pháp lý để chấn chỉnh, định hướng phát triển cho các xí nghiệp hương trấn. Chẳng hạn tháng 3-1997, Trung Quốc ban hành một thông tư về tình hình, hướng cải cách và phát triển các xí nghiệp hương trấn. Luật các xí nghiệp hương trấn cũng được cụ thể hoá và đưa vào hiệu lực từ ngày 1-7-1997.

Đến đầu những năm 1990, nền công nghiệp hương trấn về cơ bản đã định hình và phát triển trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng được những kỳ vọng đã đặt ra ban đầu. Các xí nghiệp hương trấn ở khu vực ven biển phía Đông thậm chí đã tích luỹ được nhiều vốn và có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Năm 1993 đánh dấu sự ra đời của các tập đoàn doanh nghiệp lớn như tập đoàn đồ điện gia dụng Thuận Đức (tỉnh Quảng Đông), tập đoàn đồ chơi Đông Hoãn, tập đoàn hàng tơ lụa Ngô Giang (Giang Tô). Tập đoàn sản xuất băng dính Hạ Hoa cũng được hình thành với tiềm lực có thể kinh doanh xuyên quốc gia [15, tr. 95].

Năm 1996, số lượng các xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc đã là 23,36 triệu, thu hút 130 triệu lao động, với tổng giá trị sản lượng 1.700 tỷ NDT (213

tỷ USD), chiếm 60% tổng lượng giá trị gia tăng ở nông thôn và tương đương 30% GDP của cả nước. Trong thời kỳ 1990 - 1995, nền công nghiệp hương trấn của Trung Quốc đã tạo ra 1/3 mức gia tăng GDP thực tế và 1/4 thu nhập thuế của cả nước.

Các chính sách khuyến khích sau đó đã dần được bãi bỏ hoặc thay đổi. Tuy nhiên, một số ưu đãi vẫn được tiếp tục duy trì với các xí nghiệp hương trấn ở những vùng còn tương đối lạc hậu thuộc các khu vực miền Tây và miền Trung, bởi lẽ vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập, mức sống cho dân cư ở đó vẫn là nhu cầu cấp bách. Điều này cũng thể hiện chủ trương kết hợp hài hoà giữa chiến lược phát triển các “vùng”, “cực tăng trưởng” với công cuộc xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc, như một phần trong lộ trình công nghiệp hoá tổng thể của họ.

Như vậy, qua việc xây dựng chiến lược công nghiệp hoá của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy các mục tiêu mà họ đặt ra bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, và luôn tuân thủ nguyên tắc phát triển hài hoà. Mặc dù chiến lược của họ không quá nhấn mạnh vào mục tiêu “rút ngắn”, hình thành từ kết quả của những tìm tòi, khám phá, thử nghiệm kiểu “dò đá qua sông”, nhưng những thành quả đạt được là rất toàn vẹn, vững chắc và mang đặc trưng riêng. Có thể rút ra một số bài học sau:

- Cùng với những cải cách đồng bộ về mặt thể chế, Trung Quốc cũng đồng thời tiến hành công nghiệp hoá ngay từ khu vực nông thôn. Điều này giúp đẩy mạnh nhịp độ công nghiệp hoá trên phạm vi cả nước, làm giảm ngay sự chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn, xoá bỏ bất bình đẳng về mặt xã hội một cách rất hiệu quả. Có thể coi đây là một đột phá về mặt tư duy, lý luận, một cách “tiếp cận mục tiêu từ trên ngọn”.

- Các cơ chế, chính sách dành riêng cho nền công nghiệp hương trấn luôn mềm dẻo và rất linh hoạt. Điều này thể hiện sự quan tâm và nỗ lực của

chính phủ trong việc kết hợp giữa việc tận dụng các lợi thế để khuyến khích phát triển và tăng cường quản lý, điều tiết vĩ mô.

- Từng bước phát triển lực lượng sản xuất phục vụ cho xã hội công nghiệp trong tương lai qua việc chuyển một bộ phận lớn lao động nông thôn sang làm công nghiệp, dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề phi nông nghiệp. Đồng thời tiến hành đô thị hoá nông thôn bằng cách huy động và tạo thêm các nguồn lực trong dân nhằm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN TỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM 2.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam

Trong suốt chiều dài lịch sử của hai cuộc kháng chiến, kinh tế tư nhân trên thực tế đã có sức sống mãnh liệt, ngoài việc tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân, còn góp phần cung cấp cơ sở nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đã có một thời kỳ, do nhận thức sai lầm, nóng vội đã coi kinh tế tư nhân là đối tượng phải cải tạo, không được khuyến khích phát triển, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

2.1.1. Kinh tế tư nhân ở nước ta thời kỳ trước đổi mới

• Kinh tế tư nhân thời kỳ phục hồi kinh tế 1955-1957

Nếu lấy điểm mốc lịch sử là cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 7 năm 1954 hoà bình được lập lại ở miền Bắc, Việt Nam bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh

(giai đoạn này nằm trong kế hoạch 3 năm 1955-1957), với nhiệm vụ đặt ra là tập trung mọi nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo cơ sở vững chắc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kỳ này, lực lượng kinh tế quốc doanh còn nhỏ, kinh tế hợp tác chưa phát triển, tham gia lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu là kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể. Điểm quan trọng trong chủ trương của của Đảng và Chính phủ thời kỳ này là khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó nêu rõ “khuyến khích giúp đỡ kinh doanh tư nhân của tư sản dân tộc. Tư sản ngoại quốc cũng cần được chiếu cố một cách thích đáng”. Một loạt chính sách đúng đắn được đưa ra, về

cơ bản, nước ta đã dần khôi phục và phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, đồng thời củng cố và khôi phục các cơ sở công nghiệp nặng cần thiết...

Những thành tựu của thời kỳ này đã đem lại những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế xã hội miền Bắc và để lại nhiều bài học quý giá. Nông nghiệp, nông thôn đã được đặt đúng vị trí, gắn được sức lao động với tư liệu sản xuất cơ bản của nông dân là ruộng đất. Các thành phần kinh tế được gắn kết và phát huy được sức mạnh tổng hợp từ sự gắn bó này. Lúc này kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ bé, nhưng nhờ phát triển kinh tế tư nhân nên nền kinh tế phát triển được đúng hướng và đạt tốc độ cao, hình thành được nền tảng bước đầu cho công cuộc tái thiết nền kinh tế.

• Kinh tế tư nhân thời kỳ 1958 - 1961 và 1961 - 1975

Trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế 1955- 1957, miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Chỉ thị 81 CT-TW lúc này được ban hành, xác lập các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, với tiêu chí

xoá bỏ các thành phần phi xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân bị coi là đối tượng phải xoá bỏ hoặc cải tạo lại, với sự kiên quyết trong lý luận: “việc phát

triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không thể dung thứ sự tồn tại của kinh doanh tư bản chủ nghĩa” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (4/1959).

Nền kinh tế xã hội lúc này được quan niệm là chỉ gồm hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể. Kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh là đối tượng trực tiếp của công cuộc cải tạo này. Nội dung đưa nông dân vào hợp tác xã được coi là khâu chính, nhưng cải tạo đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh cũng được xem là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Cải tạo đối với các hộ cá thể trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và các ngành khác đã được tiến hành rất khẩn trương. Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh với mục tiêu nhanh chóng xoá bỏ thành phần kinh tế này được tiến hành bằng chính sách chuộc lại, trả dần đối với tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản, và áp dụng hình thức công tư hợp doanh. Đến cuối năm 1960 đã có 65% trong số 185 nghìn tiểu thương tham gia hợp tác xã; cải tạo xong toàn bộ 729 hộ tư bản công nghiệp; toàn bộ lực lượng vận tải cơ giới tư nhân được chuyển thành 31 xí nghiệp công tư hợp doanh; 50 nghìn hộ tiểu thương được Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ chuyển sang hoạt động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp, hoặc chuyển sang hình thức kinh tiêu, đại lý, công tư hợp doanh; 1.489 hộ tư sản thương nghiệp cũng được vào công tư hợp doanh, chiếm 99,4% tổng số hộ thương nghiệp trong diện cải tạo. Kinh tế tư nhân dần dần bị thủ tiêu khỏi cơ cấu kinh tế, tuy vậy vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ dưới hình thức kinh tế cá thể, buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh dịch vụ.

Xét về mục tiêu trước mắt lúc đó, cải tạo như vậy là thắng lợi, nhưng xét theo yêu cầu tổng thể của cách mạng và hiệu quả lâu dài của cải tạo thì đến

nay chúng ta mới thấy có phần chủ quan, duy ý chí và nóng vội. Kết quả là sau năm 1960, công cuộc cải tạo này đã làm thay đổi hoàn toàn kết cấu kinh tế xã hội miền Bắc.

Giai đoạn 1961 - 1975, ở nước ta vẫn tiếp tục đồng nhất chủ nghĩa xã hội với sở hữu nhà nước, các đối tượng thuộc kinh tế tư nhân tiếp tục bị loại khỏi cơ cấu của nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân vẫn tồn tại dưới hình thức kinh tế cá thể, thành phần này tuy đã bị thu hẹp đáng kể nhưng vẫn tồn tại và rất năng động, đây là lực lượng quan trọng sẽ thâm nhập vào nền kinh tế thị trường rất nhanh trong thời kỳ đổi mới sau này.

• Kinh tế tư nhân trong thời kỳ 1976 - 1985

Sau khi thống nhất đất nước, công cuộc phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 ngoài nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam theo mô hình kinh tế miền Bắc. Kinh tế tư nhân lúc này đứng trước đòi hỏi phải được xoá bỏ triệt để. Trên thực tế, kinh tế cá thể vẫn hiện diện trong suốt một thời gian dài như một tất yếu khách quan, thể hiện sức sống rất bền bỉ. Đến năm 1985 vẫn có gần 60 vạn người sản xuất cá thể trong lĩnh vực công nghiệp; giá trị sản lượng công nghiệp trong khu vực này vẫn chiếm trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành; số người kinh doanh thương nghiệp trên cả nước cũng ở mức trên dưới 60 vạn người.

Nói chung, thành tựu công cuộc cải tạo đem lại là đã xoá bỏ về cơ bản các phương thức bóc lột trong nông thôn, nông dân đã có ruộng cày và từng bước tham gia làm ăn tập thể. Nhưng đến năm 1979 - 1980, cùng với nhiều khó khăn, phức tạp về chính trị, xã hội, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,2%/năm, lương thực và hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng. Chế độ tập trung quan liêu, bao cấp nặng nề đã làm

xơ cứng nền kinh tế, thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể gần như không còn động lực thúc đẩy. Kinh tế tư bản tư nhân và cá thể sớm bị xoá bỏ hoặc suy thoái. Những nhược điểm của mô hình đã trở thành sức cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1980 kinh tế quốc doanh có nguy cơ bị thu hẹp dần, một số xí nghiệp công nghiệp phải thu hẹp hoặc chuyển hướng sản xuất, kinh tế tập thể có nguy cơ bị tan rã, 70% hợp tác xã thuộc loại trung bình yếu kém, nhiều hợp tác xã phải giải thể. Thực tiễn này tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và sự hồi sinh của kinh tế tư nhân.

2.1.2. Kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới (1986 đến nay)

Điểm mốc cho sự phát triển trở lại của kinh tế tư nhân là Đại hội Đảng VI tháng 2/1986. Liên quan trực tiếp tới mục đích đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái suy thoái, khủng hoảng; và về mặt lý luận là thay đổi trong phương thức, mô hình phát triển kinh tế - cơ cấu kinh tế nhiều thành phần chính thức được thừa nhận. Một trong những sai lầm điển hình được chỉ ra trong kỳ Đại hội này là việc xoá bỏ kinh tế tư bản tư nhân và các bộ phận khác của kinh tế tư nhân.

Quá trình đổi mới quan điểm của Đảng là quá trình nhận thức ngày càng

Một phần của tài liệu Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)