II. VAI TRề VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI MễI TRƯỜNG.
d. Văn hóa của tổ chức.
Văn hóa của tổ chức là những nhận thức tồn tại trong các thành viên của một tập thể, có khả năng chi phối mọi hành động, suy nghĩ và những thói quen của họ. Nói một cách khác, văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, khuôn mẫu có tính truyền thống mà mọi thành viên của tổ chức phải noi theo, phải thực hiện. Với cách
hiểu đó, văn hóa của tổ chức thường được biểu hiện qua quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
Cụ thể là:
1. Mức độ tự quản cá nhân. ở đây nó thể hiện mức độ quyền hạn, trách nhiệm,
khả năng độc lập và phạm vi hoạt động cá nhân có được trong tổ chức, những cơ hội để cá nhân có thể đưa ra sáng kiến và thực hiện những sáng kiến đó.
2. Mức độ theo dõi trông coi và kiểm soát hành vi của các nhân viên
3. Mức độ nhiệt tình, ủng hộ giúp đỡ và sự quan tâm đến các nhân viên của các
nhà quản trị.
4. Mức độ gắn bó của các thành viên đối với sự phát triển của tổ chức. ễÛ đây
thể hiện tinh thần đồng đội tin cậy lẫn nhau, sự chia sẽ những khó khăn với nhau và
ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển của tổ chức.
5. Những tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động của nhân
viên, để thực hiện chế độ khen thưởng hay kỷ luật nhân viên.
6. Mức độ chịu đựng những xung đột. Nó thường được thể hiện qua những
khác biệt cá nhân có thể có trong tổ chức, qua sự chấp nhận khả năng duy trì những
xung đột và khả năng hòa giải những xung đột để tổ chức phát triển.
7. Mức độ chấp nhận những may rủi.
Trong các tiêu thức thể hiện đề cập ở trên, có những tiêu thức chung đòi hỏi
bất kỳ một nền văn hóa tổ chức nào cũng phải có. Đó là: mức độ nhiệt tình ủng hộ
của nhà quản trị đối với nhân viên và sự gắn bó của các thành viên đối với tổ chức. Nếu hai tiêu thức này có xu hướng giảm sút thì, nền văn hóa của tổ chức biểu hiện đang suy thoái và yếu kém. Trong trường hợp đó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện
nhau ở các doanh nghiệp, tùy theo tính chất đặc điểm của doanh nghiệp và của các thành viên của nó. Văn hóa của tổ chức được hình thành rất đa dạng, nếu nó phù hợp
với đặc điểm và trình độ phát triển của tổ chức thì sẽ thúc đẩy tổ chức hoạt động có hiệu quả. Nếu ngược lại, nó sẽ kìm hãm và làm cản trở việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức và trình độ phát triển của tổ chức. Vì vậy nó có ý nghĩa rất
quan trọng.
Tóm lại :Việc nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp chúng ta nhận thức về những cơ hội và đe dọa có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Còn nghiên cứu môi trường nội bộ sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là những dữ liệu hết sức quan trọng giúp chúng ta lựa chọn mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở liên kết được những điều kiện bên trong của doanh nghiệp với những cơ hội có được từ môi trường bên ngoài. Có như vậy các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp mới mang tính thực thi cao.
Câu hỏi ôn tập
1. Khái niệm môi trường hoạt động của doanh nghiệp ?
2. Phân loại, phương pháp nghiên cứu môi trường?
3. Tại sao ngày nay các nhà quản trị lại dành nhiều thời gian và sức lực để nghiên cứu môi trường hoạt động của doanh nghiệp ?
Chương V
CHứC NăNG HOạCH ĐịNH
Mục đích của bài này là giới thiệu cùng các bạn vai trò và ý nghĩa của công
tác hoạch định trong tiến trình quản trị, tiến trình cơ bản để hoạch định, các loại
kế hoạch có thể có trong một tổ chức và những điều kiện để việc hoạch định được thành công.