Phong cách lãnh đạo:

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị học (Trang 61)

I. Nội dung của chức năng điều khiển trong quản trị 1 KHÁI NIỆM.

b. Phong cách lãnh đạo:

Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư xử đối với những người dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định.

Nếu khái quát lại, trên thực tế thường có phong cách lãnh đạo phổ biến sau đây:

- Phong cách độc đoán (hoặc độc tài): Là phong cách, mà trong đó người lãnh đạo sẽ trực tiếp ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người dưới

- Phong cách dân chủ: Là phong cách, mà trong đó người lãnh đạo ra quyết

định trên cơ sở bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới.

- Phong cách tự do: Là phong cách, mà trong đó người lãnh đạo cho phép người dưới quyền ra quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra các

quyết định của tổ chức.

Đặc điểm của các phong cách trên có thể biểu diễn bằng hình sau:

Hình 7.5: Đặc điểm của 3 phong cách lãnh đạo

Hình 7.5 : Đặc điểm của ba phong cách lãnh đạo

Trên đây là ba phong cách lãnh đạo cơ bản. Mỗi phong cách có những ưu điểm, nhược điểm. Các nhà chuyên môn không chỉ thỏa mãn với việc miêu tả ba

phong cách cơ bản này không thôi. Họ còn so sánh và cố gắng định ra giá trị của chúng. Và nhìn chung, họ nhất trí rằng phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách

tốt nhất.

Tuy nhiên, thực tế chứng tỏ rằng trong một vài trường hợp, phong cách lãnh đạo thành công trong lúc hai phong cách kia thất bại; phong cách dân chủ hoặc

phong cách tự do, trong một điều kiện phù hợp, sẽ mang lại kết quả khả quan hơn

hai phong cách còn lại. Điều này hoàn toàn có thật, dù cho nhiều người nói rằng

phong cách tự do sẽ không bao giờ mang lại kết quả.

Một nhà lãnh đạo có thể sử dụng bất cứ phong cách nào trong ba phong cách này. Người ta thường hay nghĩ rằng khi một ai đó đã chọn một trong ba phong cách này thì khó có thể sử dụng phong cách khác. Điều đó thật sai lầm. Nghệ thuật lãnh

đạo là sự uyển chuyển, biết sử dụng phong cách nào một cách đúng lúc. Vì vạy nhiệm vụ của nhà quản trị là học hỏi những phong cách lãnh đạo khác nhau để có

thể linh hoạt khi sử dụng chúng đối phó với những điều kiện và con người khác nhau trong công tác. Với việc áp dụng một cách thành thạo ba chìa khóa cơ bản này-

phong cách lãnh đạo độc tài, dân chủ, và tự do-sẽ đưa nhà quản trị đến ngưỡng cửa của sự thành công

Mức độ tham gia của người dưới

quyền trong quá trình ra quyết định Mức độ tham gia của cấp lãnh đạo

trong quá trình ra quyết định

Như trên đã nói, việc sử dụng phong cách lãnh đạo không phải là cứng nhắc, cho thích hợp. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo tối ưu phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

(1) Chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp với từng cá nhân dưới quyền.

Trong công tác lãnh đạo, hàng ngày nhà quản trị thường làm việc trực tiếp với

từng cá nhân riêng lẻ, chẳng hạn ra mệnh lệnh hay lắng nghe ý kiến phàn nàn. Vì vậy, cách thức đối xử với từng người quyết định rất lớn đến thành công của hoạt

động quản trị. Để quyết định một phong cách lãnh đạo phù hợp với từng nhân viên,

nhà quản trị chú ý tới những đặc điểm sau đây của họ:

- Tuổi tác: Nên dùng phong cách lãnh đạo tự do đối với những người cao tuổi hơn mình. Trái lại, đối với những người nhỏ tuổi hơn, tốt hơnlà áp dụng phong cách độc tài.

- Giới tính: Mặc dù tất cả phụ nữ đều phản kháng sự “thống trị”, nhưng thường

thì họ sẽ làm việc tốt hơn dưới một phong cách lãnh đạo độc tài.

- Kinh nghiệm: Nếu nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, tốt hơn

là sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ và tự do.

- Cần phải độc tài với những loại người này:

* Những người hay có thái độ chống đối:

Họ không thích quyền lực. Họ là người ngang tàng, hay gây gổ. Tuy nhiên thái độ thù địch này phải được trấn áp bằng một sự lãnh đạo khôn ngoan nào đó. Phong cách lãnh đạo độc tài phải được áp dụng để chế ngự tính khí ngang bướng đó, hướng năng lực của họ vào mục tiêu mong muốn.

* Những người không tự chủ:

Loại người này luôn cảm thấy thiếu ý chí và nghị lực. Vì vậy đối với họ, cần

phải có những quy định cứng rắn. Bởi vì thiếu tự chủ, họ thường cảm thấy lo âu và bất định nếu không có một nhà lãnh đạo tài ba và đầy quyền uy. Chính nhờ sự chỉ huy cứng rắn này mà họ sẽ có một niềm tin mới.

- Cần phải dân chủ với những loại người này:

* Những người có tinh thần hợp tác:

Sẵn lòng công tác với người khác không có nghĩa là phủ nhận tài năng, phủ nhận cá tính của mình. Tuy nhiên, một nhân viên có phẩm chất này sẽ phát huy năng lực cao nhất của mình nếu được lãnh đạo theo phong cáchdân chủ. Một người có tinh thần hợp tác không phải là thiếu năng lực, nhưng cách sử dụng năng lực đó không giống với cách một người hay chống đối thường làm. Anh ta sử dụng năng lực đó để giúp đỡ mọi người. Một người vừa có năng lực, vừa có tinh thần hợp tác,

sẽ luôn đi đúng đường lối và cần rất ít sự lãnh đạo

* Những người thích lối sống tập thể:

Những người này thường thích được làm việc trong một tập thể anh em bạn bè đồng nghiệp. Phong cách dân chủ là phong cách đắc sách nhất đối với loại người như vậy. Họ cần rất ít sự giám sát mà vẫn phát huy năng lực tối đa của mình, vì họ làm việc cho lợi ích của tập thể là chủ yếu. Họ sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn bao giờ hết, nếu được làm việc trong một tập thể đoàn kết, gắn bó và hữu nghị.

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị học (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)