III. Tổ CHứC Bộ MáY Xí NGHIệP.
b. Quá trình ủy quyền.
Toàn bộ quá trình ủy quyền bao gồm:
1. Xác định các kết quả mong muốn. 2. Giao nhiệm vụ.
3. Giao quyền hạn để hoàn thành các nhiệm vụ đó và yêu cầu người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
4. Kiểm tra theo dõi.
Trong thực tế, không thể tách rời quá trình này, vì việc mong muốn một người hoàn thành nhiệm vụ mà không giao quyền thực hiện chúng là vô nghĩa, cũng như giao quyền mà không biết kết quả cuối cùng là gì thì nó sẽ bị lợi dụng. Ngoài
ra, vì không thể giao phó trách nhiệm của mình nên một vị thủ trưởng sẽ chẳng có bất kỳ biện pháp thực thi nào ngoài việc buộc các thuộc cấp phải chịu trách nhiệm hoàn thành các công việc giao phó cho họ.
Việc ủy quyền có thể rất cụ thể hay tổng quát, bằng văn bản hay bằng miệng.
Nếu việc giao phó là không rõ ràng, một người quản trị có thể không hiểu hết bản
chất nhiệm vụ hay các kết quả mong đợi.
Việc ủy quyền bằng văn bản cụ thể là đặc biệt có ích đối với cả người quản trị được ủy quyền lẫn người ủy quyền. Người ủy quyền sẽ dẽ dàng nhận ra nhưng
Những nguyên tắc sau đây là những hướng dẫn đối với việc ủy quyền. Khi
chúng không được thực hiện chu đáo, việc ủy quyền có thể kém hiệu quả, việc tổ chức có thể sẽ thất bại, và có thể dẫn đến việc quản lý tồi. Các nguyên tắc ấy là:
1. Người được ủy quyền phải là người cấp dưới trực tiếp làm những công
việc đó.
2. Sự ủy quyền không làm mất đi hay thu nhỏ trách nhiệm của người ủy
quyền
3. Quyền lợi, nghĩa vụ của người ủy quyền và người được ủy quyền phải bảo đảm và gắn bó với nhau
4. Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ được ủy quyền phải được xác định rõ ràng
5. ủy quyền phải tự giác không được áp đặt
6. Người được ủy quyền phải có đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào
việc
7. Luôn luôn phải có sự kiểm tra trong quá trình thực hiện sự ủy quyền