Các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị học (Trang 33)

II. VAI TRề VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI MễI TRƯỜNG.

c.Các đối thủ cạnh tranh.

Trong xu thế hiện nay, khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng tăng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các đơn vị ngày càng khốc liệt. Để tồntại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải ý thức được sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh và đưa ra những đối sách thích hợp nhằm giảm được các rủi ro trong hoạt động. Các đối thủ cạnh tranh trên thực tế có thể chia thành 3 dạng sau đây :

Các đối thủ cạnh tranh mới. Nó thường gồm những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh trong ngành.

Các đối thủ hiện có trong ngành. Đây là đối thủ thường thu hút sự chú ý nhiều nhất của các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có thường diễn

ra trên các mặt, như:

 Cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, quy cách, chủng loại sản phẩm.  Cạnh tranh về giá.

 Cạnh tranh về phương thức bán hàng và các dịch vụ sau khi bán hàng.  Một số mặt khác.

Các sản phẩm thay thế. Trong xu thế hiện nay, ngoài việc phải đối đầu với

các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, các doanh nghiệp còn phải đối phó với

các đối thủ ở ngoài ngành với các sản phẩm và dịch vụ có khả năng thay thế các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Chính sự phát triển của khoa học và công nghệ mới đã tạo điều kiện cho loại

hình cạnh tranh này ngày càng quyết liệt. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của loại hình này là thông qua sự thay đổi về giá cả và chất lượng của các sản phẩm và dịch

vụ.

Để giành được thắng lợi với các đối thủ, các nhà doanh nghiệp cần phải trả

lời được những câu hỏi cơ bản sau đây:

Mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh là gì ?

Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì ?

Điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp mình là gì ?

Để làm sáng tỏ những vấn đề này, cần phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là một công việc không đơn giản. Ngoài ra, khi đánh giá về những mặt mạnh, yếu của mình, các doanh nghiệp thường

hay chủ quan. Điều này sẽ dễ dẫn đến chiến lược cạnh tranh do doanh nghiệp đề ra không hiện thực.

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị học (Trang 33)