II. VAI TRề VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI MễI TRƯỜNG.
e. Yếu tố công nghệ.
Những tiến bộ công nghệ trong những năm gần đây đã đưa lại những cơ hội
để các doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Mặt
khác nó cũng tạo ra những khó khăn mới đối với các doanh nghiệp. Đó là sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, nhất là sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì sự
biến đổi về mặt xã hội ngày càng tăng. Các nhà quản trị phải nhận thức được tính hai mặt của vấn đề này để, một mặt, vừa tận dụng được cơ hội, nhưng mặt khác vừa hạn chế được những nguy cơ do sự phát triển của khoa học và công nghệ mang
lại.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ mới đã gây một áp lực
rất lớn đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào không có khả năng ứng dụng nhanh chóng công nghệ mới vào sản xuất rất có thể bị thất bại trong cạnh tranh và dẫn đến phá sản. Một đặc điểm khác cần chú ý là: Thời gian vòng đời của công nghệ có xu thế rút ngắn dần (thời gian tồn tại của một công nghệ mới hiện
nay có thể rút ngắn lại từ 5 năm đến 7 năm). Việc đầu tư một công nghệ có độ bền cao, thời hạn khấu hao lâu trong một số trường hợp có thể không thích nghi với xu
hướng hiện nay, cũng như việc xây dựng những xí nghiệp với quy mô khá lớn có
thể tạo nên sự trì trệ trong ứng dụng công nghệ mới.
II.2. MễI TRƯỜNG VI Mễ (MễI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP).
Đây là loại môi trường ảnh hưởng đến hình thành từng ngành, hoặc từng loại doanh nghiệp nhất định. Phần lớn hoạt động của các doanh nghiệp đều chịu sự tác động trực tiếp của loại môi trường này. Vì vậy, các nhà quản trị rất quan tâm và thường dành nhiều thời gian để khảo sát kỹ các yếu tố của môi trường này. Môi trường vi mô của doanh nghiệp thường gồm :