III. CAÙC LOAẽI KIEÅM TRA.
2. Kiểm tra trong khi thực hiện (còn gọi là kiểm tra hiện hành, hay kiểm tra chỉ đạo).
tra chỉ đạo).
Kiểm tra hiện hành là sự kiểm tra được thực hiện bằng cách theo dõi trực tiếp
những diễn biến trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Mục đích của sự kiểm tra hiện hành là nhằm tháo gỡ những vướng mắc, những
trở ngại khó khăn xảy ra trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt
được những mục tiêu nhiệm vụ đã dự kiến trong kế hoạch.
3.Kiểm tra sau khi khi thực hiện (còn được gọi đó là sự kiểm tra ở phía đầu ra hay kiểm tra kết quả).
Kiểm tra ở phía đầu ra được thực hiện bằng cách đo lường kết quả thực tế và
đối chiếu với kết quả ban đầu.
Mục đích của sự kiểm tra này là nhằm rút ra những kinh nghiệm về sự thành
thành công hay thất bại trong quá trình thực hiện kế hoạch, thông qua đó nhằm làm
cho các chu kỳ kế hoạch tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
Kiểm tra ở phía đầu ra chỉ có tác dụng cho những lần tiếp theo sau, còn bản
thân chu kỳ kế hoạch đó thì đã qua rồi. Sự kiểm tra này chẳng khác gì như các bác sĩ
giải phẫu tử thi để tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến cái chết của các bệnh nhân. Tóm lại, mỗi giai đoạn kiểm tra đều có những vai trò và tác dụng khác nhau.
Để cho công tác kiểm tra có hiệu quả, sự kiểm tra cần thiết phải thực hiện ở cả 3 giai đoạn.
Sơ đồ 8.2: Vị trí kiểm tra trong quy trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra nếu căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, kiểm tra có thể phân ra các loại như sau:
- Kiểm tra sản xuất. - Kiểm tra tài chính.
- Kiểm tra nhân lực . - Kiểm tra tổng quát. - v.v...
Dù là loại kiểm tra nào khi thực hiện không chỉ đòi hỏi phải tuân thủ quy trình, các nguyên tắc kiểm tra đã trình bày ở trên mà còn phải lưu ý thêm các vấn đề
sau đây: