Kiến nghị đối với Chi nhánh BIDV Tây Hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 96)

D 25 – 4 0 Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh ở mức báo động.

F Dưới 10 Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ

3.3.3. Kiến nghị đối với Chi nhánh BIDV Tây Hồ

Chi nhánh cần hoàn thiện hơn về bộ máy, tổ chức và con người liên quan đến công tác thẩm định dự án. Thẩm định dự án trong cho vay là cơ sở để ra quyết định việc cho vay hay không, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung. Đồng thời đây cũng là công việc quan trọng để phòng ngừa rủi ro tốt. Tuy nhiên đây là

một khâu cực kỳ phức tạp và khó khăn. Một trong những khả năng chủ quan về phía Ngân hàng có thể khắc phục được đó là việc khai thác và xử lý các thông tin cần thiết liên quan đến dự án đầu tư và yếu tố quan trọng đó là con người. Vì vậy Chi nhánh cần trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật, tổ chức xây dựng quy trình tác nghiệp cụ thể, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm; tổ chức thành lập các phòng, tổ chuyên sâu từng khâu cụ thể trong việc thẩm định; lựa chọn các cán bộ tín dụng thẩm định phải vừa có tâm, vừa có tầm; liên tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thẩm định để cập nhật các kiến thức mới, bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Chi nhánh cần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, tăng cường nguồn vốn thu hút từ dân cư tương xứng với tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Chi nhánh cần phải tự túc nguồn vốn ngoại tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách có hiệu quả và tăng cường thay đổi cơ cấu trong công tác đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chi nhánh cần xây dựng cho mình một phòng pháp chế riêng để phù hợp với nhu cầu hiện nay đồng thời nắm bắt và áp dụng đúng pháp luật. Bên cạnh đó xây dựng cho Chi nhánh sổ tay tín dụng đối với các lĩnh vực đặc thù như công nghệ, xây dựng cơ bản hướng dẫn các cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực này.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng trẻ đi học tập để nâng cao hiệu quả, hiểu biết kiến thức pháp luật và năng lực chuyên môn làm việc của mình, nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng đi thực tế để xem xét tình hình để phân tích để đưa ra thông tin phục vụ cho công tác dự báo, dự đoán rủi ro một cách chuẩn xác....

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, cùng với hệ thống thông tin Tín dụng của Nhà nước thiết lập cơ sở dữ liệu để phục vụ quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng nhằm ngăn ngừa, phát hiện rủi ro. Nâng cao hiệu quả làm việc của Hội đồng xử lý rủi ro tại Chi nhánh.

Chi nhánh cần bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, mục tiêu, biện pháp của ngành, từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, coi trọng công tác

kiểm tra, kiểm soát để tránh các dư luận xấu, đồng thời kiểm tra với việc chỉnh sửa và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

Tiểu kết chương 3

Mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của BIDV Chi nhánh Tây Hồ là phương châm “ Hiệu quả - Chất lượng và phát triển bền vững”; thực hiện phát triển tín dụng đi đôi với kiểm soát rủi ro, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo hướng tập trung vào các hoạt động phi tín dụng, dịch vụ tài chính, khai thác các sản phẩm dịch vụ mới ; Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn tại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định ; tiến tới trở thành một Chi nhánh có thành tích hoạt động xuất sắc trong toàn hệ thống của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bám sát định hướng nói trên, khóa luận của em đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng của Chi nhánh, như Nhóm giải pháp chung ( gồm các giải pháp về cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin; về khách hàng và về đội ngũ nhân lực của Chi nhánh…); Nhóm giải pháp về Nhận biết RRTD; Nhóm giải pháp về Đo lường, đánh giá RRTD; Nhóm giải pháp về ứng phó RRTD và nhóm giải pháp về Kiểm soát RRTD.

Các nhóm giải pháp này được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng cơ sở lý luận đã phân tích ở chương 1 kết hợp với nền tảng cơ sở thực tiễn của Chi nhánh ở chương 2. Hay nói cách khác, các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và giải pháp ở cả ba chương có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.

Em hy vọng các giải pháp được đề xuất và phân tích ở chương 3 sẽ phần nào góp phần giải quyết các hạn chế, tồn tại hiện có của Chi nhánh, giúp cho hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển, đạt được các thành tích như đã đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại gặp khá nhiều rủi ro, thực trạng đó là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể tồn tại và phát triển, các NHTM nói chung và BIDV chi nhánh Tây Hồ nói riêng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song, nếu nói ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là điều khó có thể đạt được. Do vậy, trong quá trình hoạt động, mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể chấp nhận được, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

Rủi ro tín dụng như đã đề cập trong báo cáo này là một khía cạnh trong bối cảnh chung về rủi ro của Ngân hàng. Do đó, sử dụng tổng hợp và linh hoạt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là cách tốt nhất đê hạn chế rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng.

Xuất phát từ việc nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ, khóa luận tốt nghiệp của em đề cập đến vấn đề: “Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ”. Em hy vọng báo cáo này sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới trong hoạt động tín dụng của chi nhánh BIDV Tây Hồ. Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kiến thức bản thân chưa nhiều nên bài viết của em còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thế Hùng cũng toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ tại Chi nhánh BIDV Tây Hồ đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w