Bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 65 - 66)

D 25 – 4 0 Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh ở mức báo động.

F Dưới 10 Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ

2.2.3.3. Bảo đảm tiền vay

Nguyên tắc bảo đảm tiền vay :

- KHV đang được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc bảo đảm một phần, trong quá trình theo dõi sử dụng vốn vay nếu phát hiện KHV vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì yêu cầu KHV thực hiện các biện pháp bảo đảm tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.

- BIDV có quyền xử lý TSBĐ của Bên bảo đảm theo thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng BĐTV và quy định của pháp luật để thu hồi nợ khi KHV không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Trường hợp tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm (là tài sản của KHV) còn thừa và KHV vẫn còn khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn khác tại

BIDV thì phải thông báo với KHV và sử dụng số tiền này để thanh toán khoản nợ đó.

- BIDV có quyền yêu cầu Bên bảo lãnh xác lập các giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Sau khi xử lý TSBĐ của KHV hoặc Bên thứ ba hoặc tài sản của Bên bảo lãnh (nếu có), nếu vẫn chưa thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì KHV, Bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo đúng cam kết.

- Tất cả tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản đều có thể chấp nhận cầm cố, thế chấp vay vốn tại BIDV.

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định cho việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó, Chi nhánh BIDV Tây Hồ rất chú trọng biện pháp tăng cường bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức : thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay…. Do đó, việc cho vay bằng tài sản bảo đảm có xu hướng tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Tuy tỷ lệ tài sản bảo đảm được nâng cao những tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ còn thấp hơn. Một số tài sản là quyền đòi nợ, khả năng kiểm soát nguồn thu rất khó khăn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 65 - 66)