Phương hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng TMCP BIDV Chi nhánh Tây Hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 75)

D 25 – 4 0 Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh ở mức báo động.

3.1.Phương hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng TMCP BIDV Chi nhánh Tây Hồ

F Dưới 10 Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ

3.1.Phương hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng TMCP BIDV Chi nhánh Tây Hồ

TMCP BIDV Chi nhánh Tây Hồ

Thực hiện phương châm ‘Hiệu quả - Chất lượng và phát triển bền vững’ làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động. Trên cơ sở nâng cao năng lực tài chính, tăng cường kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, thực hiện phân loại nợ và xử lý nợ xấu. Nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng và thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ - có theo chiều hướng tích cực, tăng cường phát triển hoạt động dịch vụ, tập trung đẩy mạnh tín dụng xuất nhập khẩu, tín dụng ngoại quốc doanh…đảm bảo hiệu quả sinh lời cao. Thực hiện phát triển tín dụng đi đôi với kiểm soát rủi ro, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo hướng tập trung vào các hoạt động phi tín dụng, dịch vụ tài chính, khai thác các sản phẩm dịch vụ mới. Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn tại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

Trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, BIDV Tây Hồ chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lược là :

• Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng dẫn đến sản phẩm, khách hàng theo thông lệ tốt nhất.

• Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

• Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV Tây Hồ.

Trong giai đoạn 2011-2015, BIDV Tây Hồ sẽ tập trung hoàn thành 9 mục tiêu ưu tiên như sau :

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực của BIDV Tây Hồ tạo nền tảng vững chắc để phát triển BIDV thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng ; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững ;

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia ;

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro ; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam ;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ ;

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động ;

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động ;

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế ;

(9) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi ; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV;

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV và chi nhánh. Cụ thể :

(1) Tín dụng : Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng ; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với tăng trưởng đảm bảo chất lượng tín dụng ; tăng cường hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng ; Nâng cao chất lượng cá nhân trong tất cả các khâu Marketing, đề xuất, thẩm định, kiểm tra, giám sát và quyết định cho vay ; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc tuân thủ quy trình, quy chế tín dụng và quản lý giới hạn, cơ cấu tín dụng ; Thường xuyên đánh giá,

phân tích khoản vay, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo để giảm dần nợ xấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng ; Lập kế hoạch, phương án xử lý nợ và đôn đốc các đơn vị thực hiện kiên quyết trong công tác xử lý nợ xấu, triệt để thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, tận thu lãi treo ;

(2) Huy động vốn : Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ; các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế ; Thực hiện duy trì và đẩy mạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, đồng thời nghiên cứu, áp dụng các hình thức huy động vốn mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn ; Tiếp tục thực hiện và cơ cấu lại khách hàng, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn ổn định với cơ cấu hợp lý, tăng chênh lệch đầu ra – đầu vào ; Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dich vụ và các tiện ích của Ngân hàng đến các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư trên địa bàn, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

(3) Kinh doanh vốn : Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam ;

(4) Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;

(5) Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;

(6) Nguồn nhân lực – Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;

(7) Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

3.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ

Rủi ro tín dụng dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan cũng được thực hiện trên hai mặt đó là: những rủi ro có thể xảy ra và những

rủi ro đã xảy ra. Những rủi ro có thể xảy ra tuy là những rủi ro tiềm ẩn nhưng trong nhiều trường hợp do có tính lặp lại nên người ta có thể tìm ra được quy luật của nó và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý;

Rủi ro là bạn đồng hành của lợi nhuận. Ngân hàng không thể loại bỏ rủi ro trong quá trình hoạt động. Tùy theo loại rủi ro mà ngân hàng chấp nhận hạn chế, giảm thiểu, tránh hay chuyển tiếp chúng. Biện pháp quản lý cụ thể nào là thích hợp sẽ tùy thuộc vào loại rủi ro cần kiểm soát.

Kinh tế Việt Nam trước thềm năm 2014 tiếp tục đối diện với những khó khăn như năm trước, song cũng đang và sẽ ngày càng đậm dần nhiều cơ hội tích cực cả từ bên ngoài và bên trong nước; do đó, sẽ rất cần những nỗ lực và động lực mới cả từ phía chính phủ, ngân hàng và mỗi doanh nghiệp...Trước bối cảnh thuận lợi nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn, áp lực cạnh tranh đó, không có cách gì hơn là BIDV nói chung, BIDV chi nhánh Tây Hồ nói riêng phải tự đổi mới, liên tục tự tìm ra và thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao tối đa chất lượng hoạt động cũng như hạn chế một cách có hiệu quả nhất rủi ro tín dụng đối với khách hàng. Sau đây, em xin đưa ra một số biện pháp phòng ngừa:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 75)