Hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 42 - 45)

: Quan hệ tác nghiệp Quan hệ Chỉ đạo

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn.

Trong thời gian qua chi nhánh luôn xác định tăng trưởng nguồn vốn chính là cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động khác, tập trung đẩy mạnh huy động vốn từ các định chế tài chính, tổ chức kinh tế và đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn từ dân cư. Chi nhánh đá áp dụng rất nhiều các biện pháp: vận dụng tốt các mối quan hệ sẵn có, đẩy mạnh công tác tiếp thị, marketing và đã đạt được những thành tích như sau:

Bảng 2.1- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2011, 2012, 2013. Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 So sánh 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng vốn huy động 2682 100 3.966 100 1284 47,87 4.690 100 724 18,25 1.Phân theo kỳ hạn KKH 170 6,34 405 10,21 235 138,23 498 10,6 93 22,96 TG Ngắn hạn 1737 64,8 1941 48,94 204 11,74 2572 54,84 631 32,51 TG Trung hạn 775 28,89 1620 40,84 845 109,032 1620 34,54 0 0

2.Theo chủ thể

TG dân cư 1567 58,42 1594 40,19 27 1,72 1871 39,89 277 17,37

TG TCKT 131 4,9 752 18,96 620 473,28 1199 25,56 447 59,44

TG từ định

chế tài chính 802 29,9 1620 40,84 818 101,995 1620 34,54 0 0

3.Theo loại tiền

Nội tệ 1107 41,27 2907 73,90 1800 162,6 3756 80,09 849 29,20

Ngoại tệ quy

đổi 1575 58,73 1059 26,1 -516 -32,76 934 19,91 -125 -11,8

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn huy động trong ba năm tăng lên đáng kể từ năm 2011-2013 tăng 2008 ( tỷ đồng). Trong 2 năm nguồn vốn huy động được đã tăng lên gấp đôi thấy rằng ngân hàng đã có những chính sách rất hiệu quả nâng cao nguồn vốn huy động.

Tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm đã có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2012 tăng 1284 tỷ (tăng 47,87 %) so với năm 2011. Năm 2013 tăng 724 tỷ đồng (tăng 18,25%) so với năm 2012. Sở dĩ có sự thay đổi khá lớn là do chi nhánh đã tận dụng lợi thế khu vực dân cư đông đúc, ngân hàng đã áp dụng các chính sách nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư như tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, khi khách hàng gửi tiền sẽ được tham gia các chương trình dự thưởng, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng tiềm năng và lâu năm, ngoài ra ngân hàng còn giao chỉ tiêu cho các phòng ban nhằm tận dụng mối quan hệ của chính họ từ gia đình, bạn bè...

Phân theo kỳ hạn: thì ta thấy rằng huy động vốn từ tiền gửi ngắn hạn

và tiền gửi trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi ngắn hạn Năm 2012 tăng 204 tỷ đông ( hay tăng 11,74%) so với 2011. Năm 2013 tăng 631 tỷ đồng( hay 32,51 %). Tiền gửi trung và dài hạn năm 2012 tăng 845 tỷ gấp 2 lần so với năm 2011. Nhưng năm 2013 không có sự biến động so với 2012.

Phân theo chủ thể: trong 2 năm 2011 và 2012 nguồn vốn từ dân cư và

từ các định chế tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Năm 2011 tiền gửi dân cư chiếm 58,42%, từ các định chế tài chính chiếm 29,9%. Năm 2012 tiền gửi dân cư chiếm 40,19 tiền gửi từ các định chế tài chính chiếm 40,84% còn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 18,96 %. Nhưng đến năm 2013 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có sự thay đổi rõ rệt tăng 59,44 % so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 25,56 % khi phân theo chủ thể. Còn tiền gửi từ các định chế tài chính và dân cư không có sự thay đổi lớn lắm.

Phân theo loại tiền: nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2012 nguồn vốn

huy động từ vnđ tăng khá lớn so với 2011 tăng 1800 tỷ ( 162,6 %), năm 2013 tăng nhẹ hơn so với năm 2012 là 849 tỷ ( 29,2 %). Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ trong 3 năm đều giảm năm 2012 giảm 516 tỷ( 32,76 %). Năm 2013 giảm 125 tỷ(11,8%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 42 - 45)