Nguyên nhân từ ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 72 - 75)

D 25 – 4 0 Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh ở mức báo động.

F Dưới 10 Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ

2.3.3.3. Nguyên nhân từ ngân hàng

Áp lực công việc cường độ cao: trước sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống Ngân hàng thương mại cùng với chỉ tiêu do Ngân hàng giao cho từng

cán bộ tín dụng là rất lớn, cán bộ tín dụng phải chịu áp lực công việc rất lớn, và để đảm bảo chỉ tiêu do Ngân hàng quy định, nhiều cán bộ tín dụng đã phải chấp nhận cho nhiều khách hàng vay dù kết quả thẩm định cho thấy khách hàng không đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Thêm vào đó là cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm toàn bộ quy trình cho vay bao gồm: thẩm định dự án, bám sát khách hàng, quản lý theo dõi tài sản thế chấp, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng,… ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của CBTD.

Nguồn cung cáp thông tín cho ngân hàng còn hạn chế. Ngân hàng khó kiểm chứng được toàn bộ thông tin mà khách hàng cung cấp. Ngân hàng chưa có sự liên thông, liên kết với các cơ quan khác như thuế, hải quan…để kiểm chứng những thông tín tài chính do khách hàng cung cấp.

Đội ngũ cán bộ tín dụng được trẻ hóa nền phần lớn chưa có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, nhiều cán bộ được chuyển từ đơn vị khác về nên chưa hiểu rõ nghiệp vụ nên cho vay còn lúng túng. Năng lực thẩm định của nhiều cán bộ còn hạn chế. Các ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay ngày càng đa dạng, trong khi các CBTD không thể có đẩy đủ thông tín cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Một số dư án không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dư án, năng lực của doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ ngân hàng.

Tiểu kết chương 2

Sau khi nghiên cứu thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ, ta có thể rút ra một số nhận định sau:

Thứ nhất là, hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP BIDV Chi

nhánh Tây Hồ trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào thành tựu chung của sự phát triển KT-XH của đất nước cũng như sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Thứ hai là, chương hai đã tập trung phân tích mô hình quản lý rủi ro,

nội dung quản lý rủi ro bao gồm: Nhận biết RRTD; Đo lường RRTD; Ứng phó với RRTD và Kiểm tra, kiểm soát RRTD.

Thứ ba là, trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ đã từng bước chú trọng đến quản lý RRTD và đạt được một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, công tác quản lý RRTD tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Hồ vẫn còn tồn tại những bất cập và hạn chế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ quan như: Chưa có định hướng, chiến lược, chính sách cụ thể cho quản lý RRTD ngân hàng; Chưa chú trọng phát triển những thước đo lượng hóa rủi ro, quy trình theo dõi tín dụng và hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro; do đội ngũ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn....Một số nguyên nhân khách quan như từ môi trường kinh doanh, từ phía khách hàng và chính sách của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhận định trên sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị đối với công tác quản lý RRTD ở chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 72 - 75)