Những tồn tại (hạn chế) của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 68 - 71)

D 25 – 4 0 Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh ở mức báo động.

F Dưới 10 Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ

2.3.2. Những tồn tại (hạn chế) của Chi nhánh

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng của chi nhánh còn có nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục, đảm bảo quyền lợi của ngân hàng trong quan hệ với khách hàng và an toàn hệ thống. Những hạn chế này xảy ra ở hầu hết các khâu của quá trình cho vay :

2.3.2.1. Trong quá trình nhận biết rủi ro tín dụng

- Cán bộ tín dụng luôn có tư tưởng để mức độ rủi ro tín dụng càng thấp càng tốt mà ít tính đến tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro.

- Thông tin phục vụ nhận biết, thẩm định và quản lý RRTD còn mang tính rời rạc, chắp vá; không đầy đủ, kịp thời; thiếu chính xác và chưa có tính hệ thống. Hệ thống nhận diện và cảnh báo RRTD chưa được xây dựng. Việc nhận diện RRTD chủ yếu thông qua các chỉ tiêu định tính, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng.

2.3.2.2. Trong quá trình đo lường, đánh gía RRTD

- Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích RRTD vẫn còn thiếu tính đồng bộ. Hiện nay, ngân hàng mới chỉ có hệ thống XHTD nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Khi thực

hiện XHTD, ngân hàng phải tự tổng hợp số liệu từ khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của chuyên gia để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành được cán bộ tín dụng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Internet, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… nhưng trong đó có nhiều nguồn chưa đảm bảo được chất lượng và độ tin cậy (kể cả từ các BCTC đã được kiểm toán…). Việc khai thác và sử dụng thông tin từ các nguồn bên ngoài này nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc nhận biết, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Việc đo lường RRTD chủ yếu thông qua các chỉ tiêu định tính, chưa áp dụng các mô hình định lượng, các phương pháp lượng hóa RRTD cụ thể bằng công thức toán học. Những quan niệm về RRTD như xác xuất xảy rủi ro, giá trị rủi ro khi xảy ra sự cố hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ… gần như chưa được quan tâm. Chính xuất phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay của Ngân hàng hầu hết đều mang tính chung chung, định tính, chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên chưa có tính khoa học và chính xác cao.

2.3.2.3. Trong quá trình ứng phó RRTD

Do quá trình nhận biết và đo lường, đánh giá RRTD còn nhiều tồn tại, hạn chế như đã phân tích ở trên nên đã dẫn theo hệ lụy là quá trình ứng phó với RRTD của chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế :

- Về quản lý danh mục cho vay : Do danh mục cho vay được hệ thống, tổng

hợp lại từ nhiều nguồn thông tin khác nhau (Internet, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…) còn mang tính rời rạc, chắp vá, thiếu tính hệ thống nên việc thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục các khoản vay, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề còn bị chậm trễ, chưa kịp thời để có thể nhanh chóng đưa ra các biện pháp hạn chế RRTD.

- Về quản lý tài sản bảo đảm :

Về tài sản đảm bảo : việc quản lý tài sản đảm bảo tại chi nhánh nổi lên những vấn đề cần quan tâm thực hiện là :

+ Tài sản hình thành từ vốn vay sau đầu tư cần thực hiện kiểm tra, xác định giá trị, giữ giấy tờ gốc và đăng kí GDĐB.

+ Cần quan tâm hơn đến khả năng thanh khoản của các TSĐB, nhất là TSĐB của bên thứ ba. Thẩm định đánh giá khả năng phát mại phải được phân tích kỹ hơn.

2.3.2.4. Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng

- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến việc một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng.

- Công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) còn lỏng lẻo :

+ Công tác kiểm tra nội bộ chủ yếu hướng vào việc kiểm tra tính tuân thủ của các đơn vị và cá nhân tham gia vào quá trình cho vay mà chưa thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của quy trình quản lý tín dụng cũng như chưa đưa ra được những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình đó

• Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, bảo lãnh nên đi sâu phân tích các mối quan hệ, các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như tình hình góp vốn của các cổ đông, tình hình tài chính của doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp với bên có tài sản bảo đảm…

• Việc soạn thảo và kiểm soát nội dung của Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng cần được thực hiện theo các nội dung được phê duyệt.

• Việc chấp hành các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân cần được chú trọng, thực hiện đúng, đủ các điều kiện tín dụng, thực hiện kiểm tra, xác nhận số vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư trước khi giải ngân.

• Trong quá trình giải ngân, công tác thẩm định phương án kinh doanh đối với các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại chưa chặt chẽ. Việc lập phương án kinh doanh cần cụ thể hơn. Xem xét yếu tố hình thức sản xuất kinh doanh để xác định chu kỳ, vòng quay vốn lưu động cho phù hợp. Một số khoản vay cần thực hiện các biện pháp quản lý khoản vay cần áp dụng theo quyết định cấp tín dụng.

• Công tác kiểm soát sau cho vay là khâu cần quan tâm hiện nay trong quá trình cấp tín dụng tại chi nhánh. Còn tồn tại những doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm soát dòng tiền, doanh thu của doanh nghiệp, quá trình thực hiện dự án đầu tý, phương án kinh doanh nghiệp. Nhiều lợi ích và cũng là các nhân tố bảo đảm an toàn cho vốn vay của ngân hàng trong quan hệ với ðối tác nhý quan hệ chuyển doanh thu về TK tiền gửi để ngân hàng thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán, tiền gửi có và không kỳ hạn, mua bảo hiểm cho tài sản bảo ðảm…cần được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w