Cấu trúc của Tính cách

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 36)

3. Để tránh tình huống trên xảy ra công ty cần phải làm gì?

2.1.3.2. Cấu trúc của Tính cách

Cấu trúc Tính cách có 2 mặt là mặt nội dung và hình thức.

Nội dung của Tính cách: Là hệ thống thái độ của con người với thiên nhiên, với xã hội, với lao động và với bản thân.

Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm:

o Thái độđối với tập thể và xã hội thể hiện qua Tính cách như lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, tinh thần hợp tác, tinh thần đổi mới…

o Thái độđối với lao động thể hiện ở những nét Tính cách cụ thể như yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỷ luật.

o Thái độđối với mọi người thể hiện qua những nét Tính cách như lòng yêu thương con người, quý trọng con người, Tính chân thành, thẳng thắn, công bằng,…

o Thái độđối với bản thân thể hiện ở những nét Tính cách như Tính khiêm tốn, lòng tự trọng,…

Hình thức của Tính cách: Là sự biểu hiện ra bên ngoài của Tính cách đó là hệ

thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. Hệ thống hành vi, cử chỉ, nói năng rất đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ nói trên, thái độ chính là mặt nội dung, mặt chủ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là mặt hình thức biểu hiện của Tính cách.

2.1.3.3. Ứng dụng

Nhà quản trị phải xây dựng những nét Tính cách tốt, khắc phục những nét Tính cách xấu cho cả tập thể và từng người lao động. Nếu nhà quản trị có những nét Tính cách không phù hợp với công tác quản lý (quan liêu, tự đại, không công bằng, thiếu trách nhiệm…) thì hiệu quả quản lý sẽ rất hạn chế. Nhiệm vụ của nhà quản trị không chỉ

giáo dục cấp dưới mà còn phải tự giáo dục rèn luyện mình, tạo những nét Tính cách tích cực ở cả chủ thể và đối tượng quản lý.

Không biết trọng chữ Tín

TP – Nguyễn Trãi đã từng nói: “Tín giả quốc

chi bảo”, nghĩa là điều Tín là của quý của quốc gia. Nhưng trong thực tế “của quý của quốc gia đó” đã được áp dụng và duy trì như thế nào?

Có một thực tế đáng buồn là nhiều người đã

quên đi tầm quan trọng của chữ Tín và trở

nên bội Tín. Bội Tín trước hết là không trung

thực với chính bản thân mình, sau đó đến bội Tín với mọi người xung quanh và cả xã hội.

Người Việt mình đã “nổi tiếng” về chuyện giờ cao su. Cái gì cũng trừ hao đi là vừa. Cơ quan dán lịch rõ ràng 8 giờ họp nhưng nhân viên thì ai cũng nhởn nhơ 8 giờ 30

đến là vừa, hẹn 10 giờ thì khoảng 10 giờ 30 đến là vừa. Chuyện tưởng nhỏ nhưng cũng là biểu hiện của việc bội Tín.

Hãy tưởng tượng khi bạn gặp gỡ một người nước ngoài mà cứ lỡ hẹn như thế thì họ sẽ đánh giá tác phong của bạn như thế nào. Và ấn tượng của họ về bạn chắc chắn sẽ không được như ý muốn vì người nước ngoài rất coi trọng điều đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường hứa với nhau rất nhiều nhưng lắm lúc hứa

chỉ để mà hứa chứ không thực hiện. Gặp nhau cứ bô bô: “Ít hôm nữa tôi đến nhà

chơi”. Nói chỉđể cho vui thế thôi chứ có đến đâu. Người bán hàng hứa với khách

hàng rất nhiều khuyến mãi, rồi cho họ xem trước mẫu mã nhưng sau đó lại không

giữ lời...

Đó chỉ là ví dụ nhỏ, chắc hẳn bạn cũng đã từng hứa nhiều điều với mọi người mà chưa thực hiện được. Chắc không mấy ai tự kiểm điểm và suy nghĩ rằng có khi chỉ

là sự bội Tín nhỏ nhưng lại mất lòng tin của những người xung quanh như thế nào. Trong làm ăn kinh tế, không ít lần có sự vi phạm hợp đồng đã ký kết. Có khi chỉ là

sai một tí mẫu mã, có khi là vi phạm chất lượng sản phẩm, khi thì không giao hàng

đúng thời hạn… Và cuối cùng là dẫn đến hợp đồng bị phá sản rồi kiện cáo đền bù. Sau những chuyện đó ta học được cũng nhiều nhưng cái mà ta mất đi đó chính là chữ Tín với đối tác. Mà làm ăn kinh tế quan trọng nhất là chữ Tín?

Những cây cầu mới xây xong đã có hiện tượng không tốt, những con đường vừa

hoàn thành đã xuống cấp, những khu chung cư vừa xây đã hư hỏng nặng.

Những kế hoạch, những dựđịnh được duyệt rồi cứ nằm ì ra đó không được thực thi… cũng là những biểu hiện của bội tín. Mà bội tín với nhân dân sẽ khiến dân giảm sút lòng tin.

Chữ Tín là gốc rễ, nền tảng của thành công. Trong xã hội, nền kinh tế thị trường thì chữ Tín càng cần được đề cao.

Phan Thị Tâm

Xóm 13 – Xuân Lâm – Nam Đàn – Nghệ An

Tiền Phong, chuyên mục “Người Việt, thói hư tật xấu” Thứ Năm, 03/01/2008

2.1.4. Năng lực

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 36)