3. Từ phong cách lãnh đạo của ông H bạn có thể rút ranh ững bài học gì?
4.4.3. Các giai đoạn của quá trình ra quyết định
Quá trình ra quyết định là khoảng thời gian từ khi nhà quản trị nhận thức được vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn quản lý của mình đến khi đề ra được quyết định giải quyết vấn đềđó.
Quá trình ra một quyết định quản lý trải qua các giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1: Nhận thức được vấn đề
Trong quá trính quản lý thường nảy sinh các vấn đề, những tình huống rất đa dạng
đòi hỏi người lãnh đạo phải có quá trình quan sát phân tích mới có thể nhận ra được vấn đềđó một cách đúng
đắn. Có thể căn cứ vào dư luận, thái độ của cán bộ, nhân viên, các đề xuất kiến nghị của các bộ phận trong
đơn vị. Có thểđối chiếu kết quả thực hiện với các mục tiêu đề ra, cũng có khi vấn đề do cấp trên đưa xuống. Muốn nhận thức được vấn đề sâu sắc, người lãnh đạo phải có tri thức, kinh nghiệm cá nhân cần thiết và phải có tư duy khoa học.
• Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
Sau khi phát hiện được vấn đề, người lãnh đạo phải thu thập các thông tin để làm sáng tỏ các nguyên nhân
khách quan và chủ quan của vấn đề, từđó tìm ra các biện pháp giải quyết.
Quá trình thu thập thông tin cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
o Cần phải đảm bảo tính thời gian, tức là thời gian tối đa để ra quyết định.
o Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện. Phải thu thập thông tin một cách hệ thống theo một trình tự nhất định, thông tin nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nắm được vấn đề một cách đầy đủđể tìm được nguyên nhân đích thực của vấn đề.
o Đảm bảo được tính tối ưu của thông tin. Thông tin phải đảm bảo cần và đủđể
quyết định giải quyết một vấn đề nào đó.
o Đảm bảo tính chính xác của thông tin: Thông tin thu thập cần phải được phân tích độ chính xác và tin cậy của nó.
• Giai đoạn 3: Đề ra những phương án giải quyết
Sau khi thu thập thông tin cần đề ra một số phương án giải quyết vấn đề và có thể gọi là các phương án giả định, cần có ít nhất 3 phương án cho một vấn đề cần giải quyết để tránh chủ quan sai lầm.
Khi xây dựng các phương án cần dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Thu thập thông tin
90
o Xác định rõ ràng mục tiêu tối thiểu cần đạt được. o Xác định các tiêu chuẩn khác có liên quan (thời
gian, tính hệ thống, tính tiết kiệm, các hậu quả cần loại trừ...).
o Các tiêu chuẩn cần được lượng hóa để đánh giá mức độ quan trọng của từng tiêu chuẩn.
Trong giai đoạn này, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của các cá nhân và tập thể có liên quan là rất cần thiết.
• Giai đoạn 4: Lựa chọn phương án tối ưu
Từ các phương án giả định, nhà quản trị cần lựa chọn phương án tốt nhất. Nhà quản trị có thể so sánh các
phương án khác nhau theo tiêu chuẩn đã định. Khi gặp các phương án tương
đương nhau, nhà quản trị có thể sử dụng các tiêu chuẩn quan trọng kế tiếp để tiến hành so sánh đánh giá. Cần sử dụng các chuyên gia và các bộ phận cần thiết trong việc lựa chọn các phương án.
• Giai đoạn 5: Ra quyết định
Sau khi đã lựa chọn được một phương án tối ưu, nhà quản trị cần ban hành nó thành quyết định chính thức. Bất kỳ một quyết định nào, khi được ban hành đều phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
o Tính khách quan: Phản ánh đúng hoàn cảnh thực tế, không duy ý chí, chủ quan.
o Tính khoa học: Đảm bảo quyết định phù hợp với các quy luật của tự nhiên, xã hội.
o Tính thiết thực: Nội dung của quyết định sẽ mang lại hiệu quả thực tế và lợi ích cho mọi người, không viển vông, ảo tưởng.
o Tính pháp lý: Tránh những vi phạm pháp luật hiện hành.
o Tính quần chúng: Thể hiện được nguyện vọng của quần chúng, được quần chúng tham gia và thực hiện.
Ngoài ra, quyết định phải có hình thức rõ ràng, dễ hiểu, không gây hiểu sai hoặc hiểu khác.
Trong các giai đoạn trước, từ khâu phát hiện ra vấn đề cho đến việc đề ra các phương án giảđịnh, ngoài suy nghĩ của bản thân, nhà quản trị còn dựa vào và phải dựa vào trí tuệ của tập thể hoặc của người khác. Nhưng đến giai đoạn này, người lãnh đạo phải cho ý kiến cá nhân sau cùng để ra quyết định chính thức. Tính do dự
là trở ngại tâm lý lớn nhất khi ra quyết định, nó làm mất tính kịp thời của quyết
định, vì vậy, phẩm chất quyết đoán là một trong những phẩm chất cơ bản của người lãnh đạo.
Lựa chọn
91