3. Bạn hãy đưa ra cách giải quyết tình huống trên một cách tận gốc các mâu thuẫn.
3.4.2. Bản chất của mâu thuẫn
Tại một số doanh nghiệp, các nhà quản lý thường rất sợ mâu thuẫn, họ cho rằng mâu thuẫn là hiện tượng không nên có và cần phải tránh, cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Theo trường phái “Quan hệ con người trong quản trị” người ta cho rằng trong tổ chức luôn có khả năng xuất hiện mâu thuẫn, xung đột giữa mục tiêu của các cá nhân và tổ chức, giữa cán bộ các cấp, giữa quyền và khả năng của mỗi người… Vì vậy, mối quan hệ qua lại tốt giữa người và người sẽ làm mất khả năng xuất hiện mâu thuẫn, xung đột. Tuy nhiên cần phân biệt giữa mâu thuẫn và xung đột, chỉ những mâu thuẫn đụng chạm đến uy tín cá nhân, danh dự và giá trịđạo đức… thì sẽ
gây ra xung đột trong tập thể.
Thực tiễn cho thấy trong một tổ chức tốt vẫn có thể nảy sinh mâu thuẫn, xung đột và nó có tác dụng nhất định. Nếu mâu thuẫn xung đột tiêu cực sẽ gây ra rất nhiều vấn đề
không tốt cho tập thể như giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của mọi người, thậm chí có thể làm tan rã tập thể. Nhưng nó có ảnh hưởng tích cực nếu mâu thuẫn nêu ra những quan điểm khác nhau, cung cấp thông tin quan trọng bổ
sung cho các quan điểm khác mà bản thân tập thểở trạng thái bình thường khó bộc lộ, nó giúp đưa ra các phương án khác nhau, đồng thời bộc lộ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người.
Qua các phân tích ở trên chúng ta có thể khẳng định, bản chất của mâu thuẫn là sự
không phù hợp hoặc bị xâm phạm lợi ích giữa các bên trong các mối quan hệ. Bản chất của các mâu thuẫn trong doanh nghiệp là mâu thuẫn về mặt lợi ích, biểu hiện của nó có thể là những mâu thuẫn trong việc thực thi các chức năng, phân phối các nguồn lực hữu hạn trong một tổ chức, hoặc có thể chỉ là sự không tương thích về mặt quan
điểm, giá trị…