Tổ chức thực hiện quyết định

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 91)

3. Từ phong cách lãnh đạo của ông H bạn có thể rút ranh ững bài học gì?

4.4.4. Tổ chức thực hiện quyết định

Chất lượng quản lý của người lãnh đạo không chỉ được đánh giá ở chỗ họ đã đề ra được bao nhiêu quyết định đúng đắn mà điều quan trọng hơn là họ đã tổ chức thực hiện các quyết định đó đạt kết quả như thế nào. Việc tổ chức thực hiện quyết định bao gồm một số việc sau: • Truyền đạt quyết định

Mục đích của truyền đạt quyết định quản lý là làm cho những người thực hiện hiểu rõ nhiệm vụđược giao, cần phải làm gì, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện, những điều kiện thực hiện, phương tiện thực hiện, chỉ tiêu số lượng và chất lượng thực hiện. Vì vậy, việc truyền đạt vừa phải phù hợp với nhận thức, lý trí của người thực hiện, vừa phải gây cho họ những cảm xúc nhất định, sao cho có thể huy động

được mọi tiềm năng hoạt động của họ.

Việc truyền đạt quyết định phụ thuộc vào nhiều điều kiện như trình độ phát triển của tập thể, năng lực, phẩm chất của những người thực hiện, các điều kiện vật chất khác…

Những yêu cầu tâm lý khi truyền đạt quyết định quản lý là:

o Nhà quản trị không chỉ thông báo cho người thực hiện hiểu đúng nội dung cơ

bản của quyết định mà còn phải thuyết phục được họ tin tưởng quyết định đó là

đúng đắn, cần thiết.

o Nhà quản trị cần tránh những biểu hiện xúc cảm không cần thiết ảnh hưởng

đến tâm lý của những người thực hiện như sự lo lắng, sự vui mừng khi quyết

định không có lợi hoặc có lợi cho họ.

o Hình thức và phương pháp truyền đạt phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của người thực hiện.

o Khi truyền đạt quyết định không nên tạo ra sức ép quá mức, gây tình trạng căng thẳng trong tư tưởng và giảm tính sáng tạo.

Lựa chọn người thực hiện quyết định

Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của quyết định quản lý là việc chọn người thực hiện quyết định. Nguyên tắc chọn người xuất phát từ yêu cầu của công việc để chọn người - “đặt người đúng việc”. Người lãnh đạo phải đặt

đúng từng người vào từng vị trí thích hợp trong guồng máy chung của tập thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng của họ. Cần chú ý đến trường hợp nhiều nhóm người cùng làm việc chung để tạo sự tương hợp trong công việc.

Khi triển khai thực hiện quyết định, lựa chọn được người thực hiện rồi thì phải giao việc cho họ thật cụ thể rõ ràng. Giao việc đồng thời phải giao quyền hạn tương ứng. Đã giao việc thì phải hoàn toàn tin tưởng vào họ mới khuyến khích

được họ chủđộng và sáng tạo trong công việc.

Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện quyết định

92

Kiểm tra giữ vai trò đặc biệt trong số những biện pháp thực hiện quyết định. Nó là một trong những yêu cầu đối với hoạt động của người lãnh đạo, đồng thời cũng là một biện pháp động viên, khuyến khích người thừa hành thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ của công tác kiểm tra là khái quát toàn cảnh việc thực hiện quyết định, kịp thời phát hiện và uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của người thừa hành để

hoạt động đi đúng hướng, kịp thời phát hiện những khó khăn và những vấn đề nảy sinh cản trở quá trình thực hiện quyết định.

Hoạt động kiểm tra bao gồm các chức năng:

o Chức năng liên hệ ngược: Khi tiến hành công tác kiểm tra thực hiện quyết

định, người lãnh đạo sẽ thu nhận được sự phản ánh của từng người thừa hành trong phạm vi công việc của mình, giúp nhà

lãnh đạo nắm được tiến trình thực hiện quyết định, những việc đã làm, đang làm và những việc cần làm. o Chức năng định hướng hoạt động: Là chức năng hướng dẫn hoạt động của người thừa hành vào các lĩnh vực chủ yếu của nhiệm vụ

chung. Tuy nhiên các lĩnh vực khác cũng phải

được kiểm tra đểđảm bảo tiến trình chung của công việc.

o Chức năng động viên, khuyến khích: Trong

quá trình kiểm tra, người thực hiện kiểm tra thấy được sự nỗ lực của người thừa hành, đánh giá đúng mức và tỏ thái độđồng tình với kết quảđạt được. Thái độđồng tình này sẽ khuyến khích người thực hiện. Mặt khác, người kiểm tra có thể khiển trách, phê bình kết quả lao động không tốt với thái độ xây dựng sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích người thừa hành cố gắng hơn trong công việc.

Hoạt động kiểm tra là quá trình làm việc với con người. Cần phải xây dựng mối quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa người kiểm tra và người bị kiểm tra. Hiệu quả của công tác kiểm tra chỉđạt được tốt khi người thực hiện nhiệm vụ

coi kiểm tra là hình thức giúp đỡ về nghiệp vụ và sự nâng đỡ tinh thần cho người bị kiểm tra.

Điều chỉnh và bổ sung quyết định

Trong quá trình kiểm tra, ta phát hiện được những điều cần phải điều chỉnh bổ sung trong quyết định đã ban hành. Nguyên nhân phải điều chỉnh quyết định do rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống, do có sự thay đổi, hoặc bản thân quyết định chưa hoàn toàn đúng

đắn. Khi quyết định không còn tác dụng tích cực nữa thì người lãnh đạo phải mạnh dạn thay đổi nó cho phù hợp. Việc điều chỉnh quyết định

Bổ sung Động viên

93

không làm giảm uy tín của người lãnh đạo mà ngược lại, thể hiện năng lực quản lý và tinh thần trách nhiệm rất cao của người lãnh đạo đối với công việc chung của tập thể. Điều này làm cho cấp dưới tin tưởng mến phục hơn người lãnh đạo và vì vậy uy tín của họ lại tăng lên.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh quyết định đang triển khai phải hết sức thận trọng, cần triệu tập một cuộc họp những người có trách nhiệm, những cán bộ chuyên môn giỏi để tìm ra các giải pháp đúng đắn và phù hợp nhất. • Động viên, kích thích những người thực hiện quyết định Có nhiều hình thức để động viên, kích thích quần chúng hăng hái thực hiện quyết định như

phát động thi đua, khen thưởng và trừng phạt kịp thời… Nguyên tắc chung là thực hiện đúng việc kích thích tinh thần đi đôi với kích thích vật chất một cách công bằng, dân chủ, tạo sự

phấn khởi, tin tưởng cho cấp dưới, trên cơ sởđó mà yên tâm công tác, hết lòng vì nhiệm vụ chung.

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)