Quy luật tâm lý tình cảm 1.Khái niệm và cơ chế hình thành

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 43)

3. Để tránh tình huống trên xảy ra công ty cần phải làm gì?

2.2.3.Quy luật tâm lý tình cảm 1.Khái niệm và cơ chế hình thành

2.2.3.1. Khái niệm và cơ chế hình thành

Con người chúng ta vừa sống bằng lý trí, vừa sống bằng tình cảm. Nặng về lý trí, con người sẽ trở thành khô khan lạnh lùng, khô cứng, không thuận lòng người. Trái lại, nếu quá nặng về tình cảm sẽ dẫn con người đến sai lầm, sướt mướt, ủy mị, vô nguyên tắc, không có tác dụng tích cực với gia đình và xã hội.

Lợi ích chi phối thái độ và hành động

Khái niệm

Tình cảm có Tính bền vững, ổn định vì vậy nếu biết được đặc điểm tình cảm của một người nào đấy, ta có thể phán đoán được các yếu tố chính yếu trong họ. Tình cảm mang Tính chân thực, nó phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, cho dù người đấy có cố tình che giấu bằng các hành vi giả tạo bên ngoài.

Tình cảm được thể hiện thông qua các xúc cảm cụ thể và tình cảm càng sâu sắc bao nhiêu thì xúc cảm sẽ càng thể hiện mãnh liệt bấy nhiêu. Vì vậy chúng ta cũng có thể dùng xúc cảm của một người đểđánh giá tình cảm của họ. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình cảm không đồng nhất với xúc cảm. Ví dụ: Có những người biểu hiện cảm xúc rất mãnh liệt khi phản ứng trước các quyết định (kỷ luật) một cá nhân nào đó thể hiện anh ta rất quý người bị kỷ luật, tuy nhiên tình cảm của anh ta với người đó có khi là ngược lại.

Cơ chế hình thành tình cảm

Tình cảm được hình thành từ các xúc cảm cùng loại, nhiều xúc cảm cùng loại hình thành nên tình cảm. Vì vậy muốn hình thành tình cảm, thì trước hết phải tạo ra các xúc cảm tương ứng. Ví dụ: Nhà quản trị muốn người lao động có tình cảm tốt đẹp với doanh nghiệp, thì trước hết phải tạo ra những xúc cảm tích cực như quan tâm, lo lắng cho họ và gia đình họ làm cho họ cảm động. Cần chú ý rằng trong quá trình hình thành tình cảm có nhiều yếu tố chi phối (môi trường xã hội, ấn tượng ban

đầu, định kiến…) chứ không phải chỉđơn thuần là từ cảm xúc.

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 43)