Các đặc điểm (thuộc Tính) tâm lý cá nhân

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 27)

3. Để tránh tình huống trên xảy ra công ty cần phải làm gì?

2.1. Các đặc điểm (thuộc Tính) tâm lý cá nhân

Đặc điểm tâm lý cá nhân giúp phân biệt người này với người khác về tâm lý. Đây là vấn đề cốt lõi mà các nhà quản lý cần phải biết và vận dụng để tổ chức con người. Đặc điểm tâm lý cá nhân chỉ rõ con người về tâm lý khác nhau chủ yếu qua các yếu tố: Xu hướng, Tính khí, Tính cách, nhu cầu, năng lực, cảm xúc và tình cảm.

Để hiểu rõ đặc điểm tâm lý cá nhân, các nhà quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi cơ

bản sau:

Anh ta là người như thế nào?Câu hỏi này liên quan đến những hành vi tâm lý cá nhân. Những hành vi này là đặc trưng biểu thị thái độ của các cá nhân trước các tác động kích thích từ bên ngoài. Hành vi tâm lý cá nhân bao

gồm Tính khí và Tính cách.

Anh ta muốn gì? Câu hỏi này liên quan đến động lực tâm lý cá nhân. Động lực tâm lý cá nhân bao gồm nhu cầu, thị hiếu, mục đích, động cơ, niềm tin,…

Anh ta có thể làm được gì? Câu hỏi này liên quan

đến năng lực tâm lý cá nhân. Năng lực tâm lý cá nhân bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo. Khi nghiên cứu các thuộc Tính tâm lý cá nhân cần lưu ý các khái niệm sau:

Con người: Vừa là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể

tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Con người là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa. Như vậy cần nghiên cứu con người trên 3 mặt: Tự nhiên, tâm lý và xã hội. • Cá nhân: Là một con người cụ thể của một nhóm, một cộng đồng, là thành viên

của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người để phân biệt nó với các cá nhân khác, với cộng đồng.

Cá Tính: Dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý (hoặc sinh lý) ở cá thểđộng vật hoặc cá thể người.

Bản sắc: Là sắc thái riêng của cá nhân hay dân tộc.

Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc Tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và các giá trị xã hội của người ấy. Như vậy, nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người, mà chỉ những đặc điểm quy định con người như một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.

2.1.1. Xu hướng 2.1.1.1. Khái niệm

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)