3. Để tránh tình huống trên xảy ra công ty cần phải làm gì?
2.1.2.3. Các loại Tính khí
Căn cứ vào sự kết hợp của 3 thuộc Tính trên của các quá trình thần kinh, có 4 loại Tính khí đặc trưng của con người như sau:
• Kiểu Tính khí sôi nổi
o Là những người có hệ thần kinh mạnh, không cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế) và linh hoạt.
o Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: Đây là những người thật thà, trung thực, có gì nói ngay, có Tính thương người, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm ngay cả những việc khó khăn nguy hiểm. Hăng hái, nhiệt tình với công tác, với mọi người.
Nhược điểm: Tính nóng nảy, hay nổi khùng, khó kiềm chế bản thân, nói năng thiếu tế nhị, dễ
làm mất lòng người khác.
Hưng phấn
Ức chế
o Cách ứng xử của nhà quản trị:
Đối với kiểu người này, nhà quản trị cần nhẹ nhàng trong giao tiếp, tế nhị, nặng khen, nhẹ chê và chỉ phê bình riêng họ sẽ tiếp thu ngay và không có phản
ứng. Khi họ nóng giận, nhà quản trị cần nín nhịn vì lúc đó họ không đủ sáng suốt để suy nghĩ, dễ có phản ứng gay gắt.
• Kiểu Tính khí linh hoạt
o Loại người này có hệ thần kinh mạnh. Quá trình hưng phấn và ức chế mạnh, cân bằng, linh hoạt.
o Ưu và nhược điểm của kiểu Tính khí linh hoạt:
Ưu điểm: Luôn lạc quan, yêu đời, dễ thích nghi với hoàn cảnh, họ nhiệt tình, sôi nổi, trung thực, tế nhị, vui vẻ, dễ gần, dễ mến. Làm việc có Tính sáng tạo và năng suất cao.
Nhược điểm: Hiếu danh, tình cảm và tư duy không sâu, lập trường ít kiên định.
o Cách ứng xử của nhà quản trị với kiểu người có Tính khí linh hoạt:
Người có Tính khí linh hoạt là loại người nếu biết dùng sẽđược việc nhất. Đối với họ, các nhà quản trị nên sử dụng trong công tác ngoại giao, công việc mới mẻ vì họ sẵn sàng ủng hộ và tiếp thu cái mới. Họ không thích hợp với công việc ngồi yên, ít có sự giao tiếp, cần bảo mật, vì họưa hoạt động và không chịu nổi sự cô đơn. Phê phán họ nơi đông người hoặc hơi gay gắt họ cũng chịu
được, vì họ mau giận, mau làm lành và giàu lòng vị tha. • Tính khí điềm tĩnh
o Là những người có hệ thần kinh mạnh. Hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng sự chuyển hóa giữa hai quá trình này không linh hoạt nên ít năng động, sức ỳ lớn.
o Ưu và nhược điểm của Tính khí điềm tĩnh:
Ưu điểm: Tư duy sâu sắc, làm việc gì cũng Tính toán kỹ càng, đa mưu, ít mạo hiểm. Khi gặp khó khăn họ luôn bình tĩnh, vững vàng để
tìm cách vượt qua. Họ luôn chung thủy với bạn bè, ít thay đổi thói quen.
Nhược điểm: Khó thích nghi với cái mới, có khi còn bảo thủ, dễđánh mất thời cơ.
o Cách ứng xử của nhà quản trị với người có Tính khí điềm tĩnh: Đối với kiểu người này công việc
thích hợp là công việc cần sự thận trọng (tổ chức, kế hoạch, nhân sự), chín chắn, có Tính chất ổn định, bảo mật, ít cần có sự giao tiếp vì họ ít cởi mở. • Tính khí ưu tư o Là những người có hệ thần kinh yếu, ức chế mạnh hơn hưng phấn, sức chịu đựng của hệ thần kinh yếu. Tính khí linh hoạt Tính khí điềm tĩnh
o Ưu và nhược điểm của Tính khí ưu tư:
Ưu điểm: Là loại người đa cảm, dễ xúc động nên rất nhân hậu, thủy chung, làm việc cần mẫn.
Nhược điểm: Khó làm quen thích nghi với môi trường mới, ngại giao tiếp, ngại va chạm, nhẹ
dạ cả tin, nhút nhát và thường sống hướng nội.
o Cách ứng xử của nhà quản trị với người có Tính khí ưu tư:
Nhà quản trị cần đối xử với họ một cách nhiệt tình, tế nhị và nhẹ nhàng đặc biệt trong đánh giá. Họ cần được mọi người xung quanh động viên, giúp đỡ không nên bỏ rơi hoặc cô lập họ.
Trong thực tế, ít có người nào đơn thuần một kiểu Tính khí, mà thường có sự pha trộn những Tính khí với nhau. Khi ta đánh giá Tính khí của một người là căn cứ vào loại Tính khí nào nổi bật nhất ở họ. Không có loại Tính khí nào tốt hoặc xấu hoàn toàn, mỗi Tính khí có ưu và nhược điểm của mình. Vấn đề là nhà quản trị phải hiểu rõ Tính khí của từng người để phân công công việc và đối xử cho hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ.
Những công việc đòi hỏi căng thẳng thần kinh liên tục, những công việc cần sự cẩn thận, chín chắn thì nên phân công người có Tính khí điềm tĩnh. Những công việc đòi hỏi căng thẳng thần kinh nhưng không kéo dài, những công việc có Tính chất mạnh bạo, có ít nhiều sự mạo hiểm, cần hoàn thành gấp thì nên phân công cho người có Tính khí sôi nổi. Những công việc yêu cầu sự nhanh nhẹn tháo vát, nhạy bén và thường xuyên thay đổi thì nên giao cho người có Tính khí linh hoạt. Những hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết và có Tính ổn định cao, cần ít sự kết hợp với người khác thì giao cho người ưu tư.
Chào hàng với những người có Tính khí khác nhau
Nếu đi chào hàng với người có Tính khí sôi nổi cần lưu ý: Thứ nhất, cần giới thiệu món hàng một cách vắn tắt,
đầy đủ, đừng dài dòng; Thứ hai, nên có thái độ thẳng
thắn, đừng quanh co; Thứ ba, là nên nhấn mạnh vào
chất lượng hơn là giá cả; Thứ tư, nếu gặp tình huống căng thẳng quá mức cần giải lao, chờ cho họ bình tĩnh lại mới tiếp tục.
Khi thương lượng, chào hàng với người linh hoạt cần chú ý: Thứ nhất, cần nhấn
mạnh vẻ hấp dẫn bề ngoài, đánh vào Tính hào phóng của họ; Thứ hai, là khéo léo
hướng họ vào vấn đề cần thảo luận; Thứ ba, khi họ cam kết điều gì thì cần kiểm tra thái độ tin cậy và tốt nhất nên ký với họ một bản ghi nhớ.
Khi chào hàng với người điềm tĩnh cần: Thứ nhất, phải tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu; Thứ hai, kiên trì giải thích cho họ hiểu về những mặt tốt của sản phẩm, nên
đánh vào ý chí hơn là cảm xúc; Thứ ba, đặt những câu hỏi mang Tính kích thích để
họ thổ lộ ý kiến của mình.
Trong khi chào hàng với người có Tính khí ưu tư cần: Thứ nhất, chủđộng đặt vấn
đề, gợi ý giúp họ diễn đạt hết ý kiến của mình; Thứ hai, đối xử nhẹ nhàng, tế nhị.
Chào hàng Tính khí ưu tư
2.1.3. Tính cách
Sống và hoạt động trong xã hội mỗi cá nhân đều có những phản ứng riêng của mình
đối với những tác động ngoại cảnh. Khi những phản ứng đó trở nên ổn định trong những hoàn cảnh khác nhau thì chúng trở thành thuộc Tính tâm lý, tạo nên Tính cách con người. Với Tính cách của mình, con người thể hiện thái độđối với thế giới xung quanh, với mọi người, với công việc và với chính bản thân mình.