Các biện pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn, xung đột

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 70)

3. Bạn hãy đưa ra cách giải quyết tình huống trên một cách tận gốc các mâu thuẫn.

3.4.4.2.Các biện pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn, xung đột

Biện pháp thuyết phục

Thông qua việc bồi dưỡng ý thức mỗi bên, làm cho họ nhận thấy được tác hại của xung đột do họ gây ra đối với tập thể và mọi người. Trên cơ sởđó thay đổi quan niệm cũng như hành vi của mình trong quan hệ với bên kia và đối với các quan hệ

trong tập thể, tạo bầu không khí làm việc hợp tác, thân thiện. Việc thuyết phục có thể thông qua gặp gỡ trực tiếp, thông qua tập thể, qua dư luận xã hội, hoặc qua trung gian có ảnh hưởng lớn đến các bên xung đột.

Biện pháp hành chính

Đây là biện pháp được tiến hành sau khi các biện pháp khác đã thực hiện nhưng không có kết quả, hoặc không thể áp dụng có hiệu quả. Đây là biện pháp thuyên chuyển một bên của xung đột, thuyên chuyển công tác của cán bộ, đưa ra khỏi cơ

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Những vấn đề cần ghi nhớ trong bài 3:

• Đối tượng chủ yếu của lao động quản trị là các tập thể lao động, vì vậy việc hiểu đặc điểm và các quy luật tâm lý phổ biến tác động trong tập thể lao động có ý nghĩa sống còn. Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề chung nhất về tập thể lao động, phân loại cũng như

cấu trúc thường thấy của một tập thể, các giai đoạn phát triển của tập thể.

• Từ những vấn đề chung về tập thể lao động, nội dung chính của bài là tìm hiểu những quy luật tâm lý phổ biến tác động tới tập thể như quy luật truyền thống tập quán, quy luật lan truyền tâm lý, quy luật tương phản, quy luật di chuyển, và dư luận tập thể một vấn đề thường thấy trong tập thể lao động.

• Ngoài ra chúng tôi cũng tập trung trình bày những ứng dụng tâm lý để phát hiện, phân tích và giải quyết các mâu thuẫn trong tập thể lao động trên cơ sở các bài tập tình huống ở cuối bài.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 70)