3. Bạn hãy đưa ra cách giải quyết tình huống trên một cách tận gốc các mâu thuẫn.
3.3.7.4. Các biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh
Bầu không khí tâm lý của tập thể lao động có ý nghĩa rất lớn đến trạng thái tinh thần, sức khỏe, năng suất lao động của từng cá nhân và của cả tập thể. Vì thế, việc quan tâm chăm lo xây dựng bầu không khí của tập thể là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý. Có thể nêu ra các biện pháp sau:
• Nhà quản trị cần cố gắng tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động nhằm tạo tâm trạng dễ chịu thoải mái cho người lao động.
• Cần quan tâm đến các quan hệ liên nhân cách trong tập thể. Đặc biệt xây dựng mối quan hệ chính thức (quan hệ công việc) đúng đắn và khoa học. Có quy chế về
quyền hạn và trách nhiệm của từng người, từng bộ phận.
Bầu không khí thân thiện
• Thường xuyên quan tâm duy trì, điều chỉnh kịp thời, khách quan các mối quan hệ chính thức. Chú trọng đúng mức các quan hệ không chính thức, làm cho các chuẩn mực của nhóm không chính thức xích lại gần với chuẩn mực, của tổ
chức chính thức.
• Cần hiểu rõ nguyện vọng, động cơ, thái độ của từng người, biết phát huy những điểm mạnh của họ. Nhanh chóng phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể và giải quyết thấu tình, đạt lý, dứt điểm các mâu thuẫn, tránh làm ảnh hưởng
đến tập thể.
• Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể, thu hút đông đảo cán bộ, nhân viên tham gia vào công việc chung của tập thể và các quyết định quản lý.
• Công khai hóa hoạt động của bộ máy quản lý, đặc biệt của thủ trưởng từđó tạo sự
thông cảm và chia sẻ của mọi người với những khó khăn, phức tạp mà nhà quản trị đang phải gánh vác.
• Đối xử công bằng, đánh giá khách quan, thưởng phạt minh bạch với mọi người trong tập thể.
• Nhà quản trị không ngừng hoàn thiện nhân cách, phong cách lãnh đạo đểđáp ứng
được nhu cầu phát triển của tập thể.