Phân loại uy tín

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 80)

3. Từ phong cách lãnh đạo của ông H bạn có thể rút ranh ững bài học gì?

4.2.1.3. Phân loại uy tín

Uy tín là hiện tượng tâm lý phức tạp, do đó có nhiều cách phân loại khác nhau, đa số

các tác giả tán thành việc chia uy tín thành 2 loại:

Uy tín chân thực được biểu hiện qua một sốđặc điểm:

o Người quản lý, lãnh đạo luôn đứng vững trên cương vị của mình. Trong hoạt

động và trong cuộc sống luôn được cấp trên tín nhiệm, cấp dưới kính phục tin tưởng, phục tùng tự nguyện, tự giác, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.

o Những quy định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự nguyện, nghiêm túc dù đưa ra dưới hình thức nào, dù người lãnh đạo có mặt hay vắng mặt ở

cơ quan.

o Dư luận quần chúng luôn luôn đánh giá tốt về người lãnh đạo, họ yên tâm, tự

hào, tin yêu người lãnh đạo, trong bất cứ tình huống nào, ngay cả trong điều kiện khó khăn gian khổ thiếu thốn.

o Người lãnh đạo luôn có tâm trạng thoải mái, nhiệt tình trong mọi công việc, có hiệu quả hoạt động rõ rệt thể hiện trong sựđi lên, phát triển của tổ chức và của mỗi thành viên trong đơn vị.

o Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác mới hay nghỉ hưu được mọi người luyến tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi. Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lại trong mỗi thành viên.

81

Uy tín giả tạo có một số loại như sau:

o Uy tín giả tạo dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực: Người lãnh đạo loại này tạo dựng uy tín cá nhân bằng cách triệt để sử dụng sức mạnh do chức vụ tạo ra để

trấn áp quần chúng. Theo họ, uy tín là kết quả của sự sợ hãi, càng nhiều người sợ mình thì uy tín càng cao. Vì thế họ luôn chứng tỏ cho mọi người thấy rõ uy thế và quyền hạn của mình, tạo ra ở mọi người một tâm trạng lo sợ căng thẳng. o Uy tín giả tạo dựa trên khoảng cách: Người lãnh đạo luôn tạo ra sự cách biệt rõ

ràng trong quan hệ với mọi người, muốn tạo ra sự khác biệt giữa mình và mọi người. Vì thế họ luôn đứng từ xa để chỉđạo, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, muốn tạo ra khó gần gũi và có chút gì đó bí ẩn.

o Uy tín kiểu gia trưởng: Người lãnh đạo luôn có thái độ trịch thượng, nhiều khi coi thường mọi người, cho mình là tài giỏi, thông minh nhất. Luôn ra vẻ quan trọng để nhấn mạnh mình và hạ thấp cấp dưới.

o Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu: Đây là kiểu người lãnh đạo bên ngoài tỏ vẻ dân chủ song thực chất chỉ là mị dân. Họ gây uy tín bằng cách tỏ vẻ hòa nhập với mọi người. Mọi việc họ đều đem ra bàn bạc, xin ý kiến, song vẫn quyết định theo ý mình.

o Uy tín kiểu công thần: Người lãnh đạo luôn lấy thành tích cũ của mình để

thông báo với mọi người, để tự ca ngợi mình. Họ muốn mọi người coi họ là người mẫu mực, lý tưởng. Họ là những người hoài cổ, sống nhờ quá khứ thiếu học hỏi và đổi mới.

o Uy tín giả do mượn ô dù của cấp trên: Loại uy tín này có ở những người luôn mượn lời cấp trên để trấn áp hoặc tạo ra cho mọi người tin tưởng mình là người gần gũi, được cấp trên tin tưởng.

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học quản trị kinh doanh (Trang 80)