0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn của chi nhánh

Một phần của tài liệu NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 72 -72 )

Đó là những giải pháp mà ngân hàng sử dụng để thu hồi vốn khi đã xuất hiện các khoản nợ quá hạn.

Tại ngân hàng giải pháp sử dụng phổ biến để thu hồi nguồn vốn là: khai thác (là quá trình ngân hàng làm việc với ngƣời vay cho đến khi khoản nợ đƣợc trả một phần hay toàn bộ mà không phải sử dụng tất cả các công cụ pháp lý để ép buộc) và thanh lý (là quá trình ngân hàng bắt buộc ngƣời đi vay phải tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng bằng cách vận dụng tất cả các công cụ pháp lý và sự giúp đỡ của các cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp cho đến khi thu hồi đƣợc nợ). Tuy nhiên khi áp dụng các phƣơng pháp này, ngân hàng cũng tùy các trƣờng hợp cụ thể mà có hƣớng xử lý cho thật phù hợp.

+ Nếu trong trƣờng hợp ngƣời vay có thái độ thành khẩn với các khoản vay và hứa chi trả thoả đáng thì việc áp dụng biện pháp khai thác giống nhƣ một chƣơng trình phục hồi áp đặt lên ngƣòi vay với sự thoả thuận và cộng tác của họ. Biện pháp cụ thể có thể làm nhƣ sau:

- Ngân hàng hƣớng dẫn khách hàng trên nhiều khía cạnh nhằm tác động lên khả năng tạo lợi nhuận của khách hàng. Ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trƣớc mắt, có thể có giải pháp cho vay, tiếp vốn để tăng sức mạnh tài chính cho khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh.

66

- Ngân hàng đề nghị với ngƣời vay quản lý kỹ ngân quỹ, khuyên giảm bớt tài sản có giá trị và làm bớt lƣợng hàng tồn kho hoặc thanh lý tài sản không sử dụng.

+ Trong trƣờng hợp thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi đƣợc nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoảng vay khó đòi:

- Nếu các khoản vay có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp thì ngân hàng cùng chuyên gia tƣ vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Nếu các khoản vay không có tài sản đảm bảo, thế chấp thì ngân hàng phải chịu sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn nhƣ bán tài sản của ngƣời vay,... Nếu ngƣời vay không có tài sản đảm bảo thi kết quả đòi nợ vô hiệu hoá và ngƣời vay phải thụ án dân sự.

Có thể nói, nhờ áp dụng các biện pháp đúng đắn trên, trong một số trƣờng hợp ngân hàng đã không những giúp đƣợc khách hàng thoát khỏi tình trạng căng thẳng về mặt tài chính mà còn giúp cho chính ngân hàng bảo toàn đƣợc đồng vốn kinh doanh, đồng thời giúp cho quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng thêm gắn bó, chặt chẽ.

Một phần của tài liệu NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 72 -72 )

×